Tuesday, February 19, 2008

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Đổi bò gầy lấy bò béo

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Đổi bò gầy lấy bò béo


Đang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói:
- Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.
Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có trong làng. Chúng bàn nhau:
- Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xoá.
Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định không nghe, nói:
- Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều cho dân làng, mỗi nhà một con.
Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng được mỗi nhà một con.

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Hâm cứt

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Hâm cứt


- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.
Lý trưởng trừng mắt hỏi:
- Ai bảo chú làm thế
Xiển đáp:
- Thưa các ông, người ta thường nói: "Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt". Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Góp gốc

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Góp gốc


- Các ông bảo tôi góp gốc. Nhà tôi chả có gốc gác chi cả, chỉ có gốc chuối mà thôi. Gốc nào mà chả là gốc, các ông không nhận thì lại xin gánh về vậy.

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Rao làng

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Rao làng


Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:
- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nghe mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Đến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:
- Chia phần gì thế mày?
- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
- Có nhiều không hả mày?
Xiển lễ phép đáp:
- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Xin đất làm nhà

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Xin đất làm nhà


Theo lệ làng, Xiển phải biện trầu rượu xin làng cho trú ngụ, rồi lại phải biện trầu rượu một lần nữa xin làng một mảnh đất lấy chỗ dựng túp lều tạm thời làm nơi ăn ở. Lý trưởng đánh trống họp làng, nhưng thực ra "làng" chỉ là bọn chức sắc, cường hào mà thôi. Thấy họ hay hạch sách, kênh kiệu, Xiển ghét lắm. Lần thứ hai mang trầu rượu ra đình, Xiển gãi đầu gãi tai thưa:
- Dạ, trình các cụ, con mới đến đây, ơn nhờ các cụ cho ở để hầu hạ các cụ, nhưng chưa có nhà cửa gì cả, muốn xin miếng đất đầu làng chó ỉa (1) xin các cụ xét cho.
Lý trưởng thấy rượu thì tít mắt, liền nói:
- Tưởng gì chứ miếng đất đầu làng chó ỉa ấy thì được, nào xin mời các cụ ta chén đi thôi!
(1) Làng ở đây chỉ lý hương hào mục

Khuyết Danh - Truyện Xiển Bột - Xiển Bột

Khuyết Danh

Truyện Xiển Bột

Xiển Bột

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Trạng chết Chúa cũng băng hà

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Trạng chết Chúa cũng băng hà


- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.
Dặn xong, lên võng đi.
Quỳnh vào đến cung, đã thấy Chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:
- Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, ngươi không được từ.
Quỳnh biết Chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:
- Bao giờ Quỳnh chết?
Quỳnh thưa:
- Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết.
Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với Chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.
Chúa ăn thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.
Nhà Quỳnh nghe thất trong dinh Chúa phát tang, thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa mới nghe.
Người đời về sau có câu thơ:
Trạng chết Chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Cây nhà lá vườn

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Cây nhà lá vườn


Một lần, Chúa sai lính đến kéo đổ nhà Quỳnh. Quỳnh thấy lính đến thì bảo:
- Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta thì các anh cứ việc kéo, không được reo, được cười, ai mà reo cười thì ta cắt lưỡi,
Nghề kéo nặng thì phải reo hò, không dô ta, không hò khoan đố ai kéo được. Bọn lính phải chịu về không.
Lại một lần nữa, Chúa sai lính đến ỉa giữa nhà Quỳnh. Quỳnh cầm dao ra bảo lính:
- Chúa sai các anh đến ỉa giữa nhà ta, thì cứ việc ỉa, nhưng cấm đái, anh nào mà đái ta cắt dái đi.
Ỉa ai mà nhịn đái được, bọn lính phải cắp đít về. Có một vài anh láo, nghe thấy thế, đái ở trước nhà, rồi mới đến ỉa, lại đem gáo dừa đề phòng. Quỳnh thấy nó lập mưu trước, đành chịu nhưng trong bụng căm lắm, bèn kiếm cách xược lại Chúa. Ít lâu sau, Quỳnh đi mua một cây cải thật to sai người đem dâng, làm cơm chúa xơi. Khi Quỳnh vào hầu, Chúa hỏi cải đâu mà to lạ thế và khen ngon.
Quỳnh thưa:
- Cải nhà trồng, trước nó không to mấy, nhờ độ nọ Chúa sai lính đến ỉa nhà thần, thần đem phân ấy bón cho, nên lớn bổng lên thế. Cây nhà lá vườn đem dâng để chúa xơi.
Chúa Trịnh tái mặt lại.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Lỡm quan thị

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Lỡm quan thị


- Sách nhảm có gì mà xem.
Quan thị năn nỉ mãi cũng không được, về tâu với Chúa. Chúa đòi Quỳnh sang hỏi. Quỳnh đám chắc là đòi về chuyện quyển sách, mới lấy bút viết mấy câu vào sách bỏ vào tráp khoá lại, rồi sang hầu. Quả nhiên như thế. Quỳnh tâu:
- Không có sách gì lạ, chắc thị thần tâu man với Chúa đó.
Chúa thấy Quỳnh chối, lại càng tin là Quỳnh có sách lạ, bắt phải đem trình. Quỳnh sai người về đem tráp sang, mở ra, chỉ thấy có một quyển sách mỏng. Quỳnh rụt rè không dám đưa. Chúa bảo:
- Cứ đưa ta xem. Nếu sách lạ thì ta thưởng, mà có phải sách can phạm thì ta cũng xá cho, đừng ngại.
Quỳnh đưa ra. Chúa mở ra xem, chỉ thấy có mấy câu:
"Chúa vị thần viết: Vi cốt tứ địch, vi cốt tứ địch. Thị thần qui nhị tấu viết: Thần phong chỉ phát, thần phông chỉ phát".
Chúa ngẫm lại không biết nghĩa ra làm sao, bảo Quỳnh cắt nghĩa thì Quỳnh rụt rè tâu:
- Sách ấy là sách nhảm nhí của tiểu thần chỉ xem khi buồn, sợ cắt nghĩa ra rác tai Chúa!
Chúa nhất định không nghe, bắt Quỳnh cắt nghĩa cho được.
Quỳnh vâng lệnh tâu với Chúa, câu ấy nghĩa là:
"Chúa hỏi thị thần rằng: làm xương cho sáo, làm xương cho sáo. Thị thần quỳ mà tâu rằng: "Tôi may ngón tóc, tôi may ngón tóc".
Quỳnh cắt nghĩa, nhưng chúa vẫn chưa hiểu ra, lại hỏi:
- Đã đành nghĩa đen là như thế, nhưng ý tứ thế nào?
Quỳnh tủm tỉm cười không dám nói. Chúa và quan thị đứng hầu bên càng gặng hỏi. Quỳnh mới tâu:
- Xin chúa đọc đảo lại thì ra nghĩa, nhưng mà tục lắm. Bấy giờ Chua với quan thị mới biết Quỳnh lỡm, bảo Quỳnh mang sách về.
Quỳnh ra, quan thị chạy theo trách Quỳnh nhạo cả Chúa, thực là người vô phu, vô quân.
Quỳnh đáp lại rằng:
- Ngài bảo tôi là vô phu, vô quân thì bọn thường thị đời Hậu Hán là gì? Tôi đã giấu mà ngài cứ nịnh để đòi ra cho được thì lỗi tại ai?
Quan Thị tịt mất.
(1) Tức bọn hoạn quan

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ăn trộm mèo

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ăn trộm mèo


Quỳnh vào chầu, trong thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.
Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Cấy rẽ ruộng chúa Liễu

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Cấy rẽ ruộng chúa Liễu


Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa thuận lấy gốc để ngọn cho Quỳnh, thì Quỳnh trồng các thứ lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt lấy bông, còn bao nhiêu gốc rạ đem nộp Chúa.
Chúa hai lần mắt hợm, tức lắm, song đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc, lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh vờ kêu ca:
- Chị lấy thế thì em còn được gì nữa!
Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng rặt ngô, đến kỳ bẻ ngô, bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn và gốc thì đem nộp Chúa.
Chúa mắc mưa Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ này, Quỳnh đã kiếm được cái vốn to rồi.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Thi Vẽ

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Thi Vẽ


- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật. Người có thể làm như thế không?
Quỳnh cười đáp:
- Thưa, chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!
Sứ Tàu nghe nói tức lắm, nghĩ bụng phải cho cái thằng này biết tài mới được, thách Quỳnh thi vẽ với hắn. Quỳnh nhận lời ngay.
Ðến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm nga. Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèo. Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả.
Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với sứ Tàu:
- Ông thua cuộc rồi đấy nhé ! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi vẽ xong ngay mười con giun đất đây này.
Sứ Tàu muốn ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo của Quỳnh một lần nữa.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ðón Sứ Tàu

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ðón Sứ Tàu


Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.
Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:
"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)
Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:
"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )
Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !
Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)
Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:
Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Chửi Cha Thằng Bảo Thái

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Chửi Cha Thằng Bảo Thái


Sáng sớm hôm ấy, Quỳnh bảo gia nhân ra chợ nói với các nhà hàng thịt rằng có sứ Tàu sang chơi, triều đình chuẩn bị làm tiệc rất to để khoản đãi nên nhà vua sai mình ra chợ dặn các hàng thịt không được bán cho ai nữa. Tất cả thịt ở chợ - heo, bò, gà, chó... cứ việc đem mà sắt vụn ra sẵn, đến trưa sẽ có người ra lấy hết.
Các chủ hàng thịt hí hửng, tưởng là được một mẻ khá, thi nhau thái thịt vụn ra rồi ngồi chờ. Nhưng chờ mãi cho đến trưa cũng chả thấy ai, cho tới khi trời đã xế chiều vẫn chẳng thấy ma nào ra lấy thịt. Có kẻ tức quá bèn tìm đến tận nhà Quỳnh mà hỏi cho ra lẽ. Quỳnh nói với họ:
- Chắc là ai muốn chơi sỏ tôi, làm hại các bác đấy thôi chứ có tiệc tùng gì đâu nào? Ðã thế, các bác cứ việc lôi những ai "Bảo thái" ra mà chửi cho đỡ tức!
Các chủ hàng thịt không biết tên kẻ đã bảo họ thái thịt, đành nén hơi gào lên chửi. Anh nọ bảo chị kia:
- Chửi đi! Kéo cả mồ mả nhà nó kên mà chửi. Cha nó chứ! Cái thằng "Bảo Thái"!

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Quan Thị và Quan Võ Hỗn Chiến

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Quan Thị và Quan Võ Hỗn Chiến


Một hôm, Quỳnh đến nhà viên quan hoạn giữ chức giám ban, đọc cho nghe một câu đối như sau:
"Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn ấy, thị không có gậy."
Trạng giải thích cho hắn hiểu chữ "thị" đây có nhiều nghĩa, gồm cả hầu, trông ấy, cậy...rồi nói kháy:
- Kẻ nào đật câu đối này là có ý dụng ngữ để ám chỉ các quan thị như ngài. Ðiều đó minh bạch lắm, ai đọc cũng có thể hiểu được.
Tên giám ban nghe thế thì máu nóng bốc lên tới đầu, không kịp suy tính gì cả, hỏi ngay:
- Ðồ chó má! Trạng có biết thằng nào dám chơi trò hỗn xược như thế không?
Quỳnh bảo:
- Chính xác thì tôi không biết, nhưng tôi đọc được câu đối ấy bên dinh quan để đốc. Mày này, tôi nói cho ngài biết vậy thôi, xin chớ có hé môi, ông ta biết thì khổ lây đến tôi đấy nhé!
Quỳnh nói xong thì kiếu ra về rồi đi ngay đến nhà quan đề đốc. Gặp quan, Quỳnh khoe rằng vừa đọc được một câu đối hay ở dinh quan giám ban.
Quan đề đốc bảo Quỳnh đọc cho ông ta nghe. Quỳnh nhăn mặt, lắc đầu nguây nguẩy:
- Câu đối hay nhưng độc địa lắm, chỉ có những tay cự phách mới có thể ra từ thâm như vậy. Hơn nữa, hình như có kẻ muốn ám chỉ ngài hay sao ấy, chẳng hiểu sao họ lại thù ngài đến thế nhỉ. Quan võ dù sao cũng đắc lực hơn chứ, không có võ thì văn sống sao nổi, thế mà lại tìm cách chơi khăm ngài...!
Quan võ mặt đỏ bừng lên như gà cắt tiết, nghiến răng trèo trẹo, bảo Quỳnh:
- Ông cứ đọc cho tôi nghe. Tôi xem là thằng nào... mà cho nó một trận nên thân mới được!
Quỳnh giả vờ gãi đầu gãi tai nhớ lại rồi đọc:
-Vũ ỷ mạnh, vũ ra vũ má, vũ bị mưa, vũ bện xoắn lông!
Ðã thế, đọc xong, Quỳnh lại còn ra vẻ xuýt xoa thán phục:
- Chữ vũ tai ác thật. Một từ mà đồng âm, diễn được bốn, năm nghĩa: mạnh, múa, mưa, lông... Thế thì có thánh hoá mới đối lại được!
Từ hôm đó trở đi, quan đề đốc và quan giám ban kình nhau ra mặt. Cho đến một hôm, Quỳnh nghe đám gia nhân kháo nhau: hai nhà quan kia kéo "quân" hỗn chiến một trận kịch liệt. Xong trận, cả hai đều tơi tả.
Riêng Quỳnh thì biết rõ: cái đám quan văn võ ăn trên ngồi trốc ấy đúng là một bọn vô lại dốt nát. Hai phe đánh nhau vỡ đầu, sứt trán nhưng đâu biết rằng chúng đã bị chính Quỳnh đánh vậy!

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ngọa Sơn

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ngọa Sơn


Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh nói như thật:
- Khải Chúa, nhà thần chật chội, những cơn nóng bức, thần phải bỏ nhà lên núi nằm hóng mát, "Ngọa Sơn" nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.
Rồi Quỳnh nói lảng sang chuyện khác như đọc thơ, bình văn làm Chúa quên đi. ít lâu sau, Chúa và bà Chính Cung đi tuần thăm cảnh phố phường, qua nhiều nơi thấy hai chữ "Ngọa Sơn" xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà...Bà Chính Cung không hiểu dân chúng viết hai chữ đó có ý nghĩa gì, liền quay sang hỏi Chúa, Chúa truyền gọi một người đến hỏi nguyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:
- Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sinh chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ !
Bà Chính Cung dỗ ngọt:
- Trạng Quỳnh bảo các ngươi thế nào? Cứ tâu thật, ta sẽ xin Chúa tha tội cho.
- Tâu lệnh bà ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận "Ngọa Sơn", rồi giải thích rằng: ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. "Ngáy Ðèo" nói lái lại thì..., con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin lệnh bà tha cho con!
Hiểu rõ đầu têu câu chuyện này là Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu mặt mà thôi, bà Chính Cung đành giục Chúa mau mau lên kiệu, lặng lẽ trở về Phủ cho nhanh.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Tượng Bà Banh

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Tượng Bà Banh


- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Anh học trò thưa:
- Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"
- Tượng ấy hình thù như thế nào? Anh học trò có vẻ xấu hổ, nói:
- Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Ðầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
Quỳnh bực mình hỏi:
- Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
- Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng mãi đấy!
Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Phơi Sách

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Phơi Sách


- Thầy cống làm gì thế ?
Quỳnh đáp :
- à, có gì đâu ! Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc !
- Thế sách ở đâu ?
Quỳnh chỉ vào bụng :
- Sách ở trong này này !
Biết mình bị đuổi khéo, tên trọc phú lủi thủi ra về, trong lòng tức lắm. Lần khác, hắn cho người sang mời Quỳnh đến nhà, để rửa mối nhục cũ, hắn cũng bắt chước, cởi trần trùng trục rồi nằm phơi bụng ra giữa nắng mà đợi khách. Quỳnh vừa bước vào, hắn cất giọng nhái:
- Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc.
Bỗng Quỳnh cười toáng lên, lấy tay sờ vào thân mình hắn, nói:
- Láo toét ! Bụng ông thì làm quái gì có sách mà phơi chứ !
Lão trọc phú trố mắtkinh ngạc :
- Sao thầy biết ?
Quỳnh cuối xuống vỗ nhẹ vào cái bụng đầy mỡ núc ních nói :
- Ông nghe chứ, bụng ông nó đang kêu "bộp, bộp "đây này ! Cơm, gà, cá, lợn... toàn những thứ khó tiêu đầy cả ruột thế này thì còn chỗ đâu mà chứa sách cơ chứ ! Thôi, ngồi dậy mà mặc áo vào nhà đi thôi !
Lão trọc phú cứng họng, không còn biết đối đáp như thế nào, bèn lồm cồm ngồi dậy, vào nhà một cách miễn cưỡng

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ðơn Xin Chôn Trâu

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ðơn Xin Chôn Trâu


Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học trò. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học trò liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cô. Ðơn rằng:
Ta là gái goá kẻ trì
Nếu trâu không chết việc chi lụy đời?
Lội đồng váy hếch đơn rơi
Ta phải cậy người mần lại đơn ni
Quan tri ơi hỡi quan tri!
Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
Xét đơn phải xử công bằng
Không thì bú c.c cho thằng mần đơn.
Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào trình quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đã nhờ viết đơn. Cô gái kể rõ mọi chuyện chuyện đã xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức vì bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Thư Gửi Bà Giáo Thụ

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Thư Gửi Bà Giáo Thụ


Ông giáo thụ ở xa, quanh năm cặm cụi dậy dỗ mấy đứa học trò nhỏ. Lương bổng của ông chẳng được bao nhiêu, bởi thế ông tiêu xài tằn tiện, chẳng dám ăn uống gì. Khổ như thế mà ba, bốn năm ông mới dám về thăm quê một lần.
Không may năm ấy thiên tai mùa màng thất bát, kiếm cái ăn đã khó thì đám học trò lấy đâu ra tiền trả tiền học. Năm ấy cũng là kỳ hẹn ông giáo về thăm nhà, ông giáo thụ không đủ lộ phí nên đành thất hứa với vợ, nằm lì ở tỉnh Bắc. Bà giáo thụ suốt ruột, phần lại mong tiền, nhờ người nhà đi tìm. Tên người nhà đi tìm đến nơi, kể ông nghe vài thứ, ông bảo nó đưa về cho bà hộ lá thư, chứ còn việc về thì không thành. Trong thư, ông than vắn ,thở dài, hẹn với vợ sang năm thì may ra có thể về được.
Tên người nhà mang thư trở về. Trên đường đi, tình cờ lại cùng đường với Quỳnh. Hai người trò chuyện vui vẻ nhân đấy hắn khoe lá thư nọ với Quỳnh. Xem thư, Quỳnh biết việc thầy giáo thụ, ngẫm thấy tình cảnh thật vừa đáng thương, vừa đáng trách. Quỳnh lựa lúc đánh tráo lá thư, thay vào đó một bài thơ do mình đặt ra.
Thơ rằng:
Này lời giáo thụ gởi về quê
Nhắn nhủ bà bay chớ nghứa nghề
Cõi Bắc anh mang thằng củ lẳng
Miền Nam em giữ cái trai he
Hãy còn vương vít như hang thỏ
Hay đã tò ho quá lỗ trê
Dù có thế nào đành chịu vậy
Hai ba năm nữa đợi anh về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Bức Tranh Ngũ Quả

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Bức Tranh Ngũ Quả


Vào cuộc thi, mọi người đua nhau bày ra các thú trái cây ngon lạ. Trong lúc đó, mọi người thấy Quỳnh vẫn chỉ hai tay không, cổ áo giắt một tờ giấy cuộn tròn. Tuy kinh ngạc trước cảnh tượng ấy nhưng chẳng ai thừa giờ mà chú ý đến Quỳnh, ai cũng mải chăm chút cho mâm quả dự thi của mình trước đã.
Lúc đến lượt mình, Quỳnh rút cuộn giấy ấy ra, trải phẳng trước mặt Chúa và bà chính cung. Thì ra đó là một tấm tranh vẽ hình một thiếu nữ rất trẻ, dáng yêu kiều, khoả thân, nằm nghiêng mình, chân hơi co, chân duỗi thẳng, đôi bàn tay úp lại đặt dưới ngực. Dưới bức tranh có đề hàng tựa: Mâm ngũ quả rằm.
Ðợi một lát cho mọi người ngắm bức tranh xong, Quỳnh thưa với Chúa:
- Kính xin Chúa thưởng ngoạn và cho điểm "Mâm ngũ quả," của thần ạ!
Chúa nghiêm mặt:
- Ngươi nghĩ sao mà dám đó là mâm ngũ quả? Quỳnh lặng lẽ lùi xa mấy bước, dùng cây quạt tay thước, điểm lướt qua bức tranh. Trước hết, chỉ vào đầu thiếu nữ trong hình rồi nói: Ðây là dẽ nhãn. Chỉ vào ngực, Quỳnh tâu: Ðây là một cặp đào tơ. Ðến những ngón tay nuột nà kia, Quỳnh bảo đó là trái phật thủ. Chỗ cuối cùng, Quỳnh lấy cán quạt khoanh một vòng, nói : Ðây là múi mít mới bóc, hãy còn thơm phức!
Không hiểu Chúa nghĩ thế nào mà thích chí cười nắc nẻ. Bà chính cung thấy Chúa đang mắc bệnh, lại còn thích những thứ không nên ăn ấy, liền chất vấn Quỳnh
- Ngỡ trạng cho xem thứ gì mới mẻ, chứ thứ ngũ quả ấy thì nữ nhân nào mà chẳng có ?
Quỳnh biện bác ngay:
- Tâu lệnh bà, tục ngữ có câu "Người năm bảy đấng, của năm bảy loài," đâu phải người nào cũng giống người nào. Có bậc anh linh kiệt xuất như Bà Trưng, Bà Triệu, có bậc tài trí như Ngọc Hoa, Phương Hoa, những kẻ thất đức, thất phu trên trần này có đem gánh đổ đi cũng không hết. Thần trộm nghĩ cây quả cũng vậy thôi. Có thứ bưởi đào, bưởi ngột, nhãn lồng, đào tiên, mít thơm, mít mật ... lại có thứ bưởi đắng, nhãn còi, mít nhão, mít dai... Xin lệnh bà xem lại cho kỹ mâm "ngũ quả," của thần dâng đúng là những thứ quí đấy ạ!
Quỳnh nói thao thao bất tuyệt một hơi. Bà chính cung nghe câu được câu chăng, sợ mình bị lẫn vào loại nữ nhân tầm thường, bèn hỏi lại cho rõ:
- Thế trạng xếp ta vào đấng người nào?
Quỳnh nhìn chằm chằm bà Chúa từ đầu đến gót rồi làm bộ cung kính, thưa:
- Tâu lệnh bà, nhan sắc như lệnh bà đáng được xếp vào loại "khuynh thành, khuynh quốc,"!
Bà chính cung chẳng hiểu thâm ý của Quỳnh khi dùng những điển tích sâu xa, nghĩ rằng Quỳnh khen mình là người đẹp không ai sánh bằng, trong bụng sung sướng vô cùng, lại có ý hàm ơn trạng nữa!
Nhà vua từ nãy đến giờ cứ mải ngắm bức tranh, không để ý đến cuộc đối đáp giữa chính cung và Quỳnh, bỗng thở dài, chép miệng:
- Giá mà mâm "Ngũ quả," này là thật thì ta chấm ngay cho ngươi giải nhất!
Quỳnh biết Chúa đã xiêu lòng, bèn thưa:
- Thứ "ngũ quả," ấy thì thiếu gì, mà giá như có thật thì vào tay bậc cao sang như Chúa thượng cũng chỉ một lần thưởng thức qua là chán ngay thôi. Còn mâm "Ngũ quả," của thần đây mới thật là vô giá, không có thức nào sánh được. Cứ đem bày nó ra lúc nào cũng được, Chúa thượng có "ăn" cả năm cả đời cũng không hết, để đó chẳng sợ thiu thối gì, mà muốn "ăn" cũng không ai bị mất phần ai. Bẩm, chính vì nó quí như vậy nên thần mới đem tiến dâng, còn việc dự thi chỉ là nhiên hậu.
Quỳnh tâu xong, Chúa không phán gì ngay, quay sang vấn ý bà chính cung, bà Chúa mỉm cười. Sau đó thay mặt Chúa tuyên bố Quỳnh đoạt giải nhất cuộc thi ngũ quả năm nay.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Vụ Kiện Chôn Sách

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Vụ Kiện Chôn Sách


Quỳnh thưa:
- Ðúng là tôi đã làm xong đấy, nhưng nghĩ bài thi quá dở, thối om không thể ngửi nổi, xin các quan đừng xem làm gì!
Bọn quan cho là Quỳnh chỉ nói nhún để thoái thác, bảo:
- Văn của ông có thối cũng còn hay hơn kẻ khác nhiều, điều đó ai cũng rõ. Cứ đưa đây cho ta xem!
- Tôi nói thật đấy mà. Ðang làm bài, tôi thấy thối quá chịu không nổi nên mới bỏ ra ngoài tìm chỗ chôn sách đi cho rồi !
Nói xong, Quỳnh rảo bước đi liền. Quan đốc thị lập tức sai một tên lính theo dõi xem Quỳnh đi đâu và làm gì... Hồi sau, lính trở về, thưa:
- Bẩm quan , đúng là người ấy mang văn đi chôn thật ạ! Chính mắt con thấy ông ta đào đất chôn cái ống quyển xuống, lấp đất lại rồi bỏ đi!
Quan giục:
- Mày đến ngay chỗ ấy, đào đất lên lấy cho ta cái ống quyển. Cấm không được táy máy mở ra đấy nhé!
Anh lính vâng dạ đi liền, một lát sau mang cái ống quyển về. Bọn chúng không ngờ rằng Quỳnh đã đổ vào trong đó đầy phân lỏng trộn với nước tiểu, lại còn thả vào đó mấy chục con châu chấu, xong, bịt kín lại.
Chiều hôm ấy, đợi toàn bộ quan trường thi tề tựu đông đủ, quan đốc thị xin phép quan đề điểu cho mở ống quyển ra xem. Nắp ống vừa bung, lập tức, hàng chục con châu chấu dính đầy phân túa bay ra làm các quan tránh không kịp. Mẹ ơi! Mình mẩy, tay chân, áo mão người nào người nấy dính đầy phân hôi thối khủng khiếp. Ðúng là một cảnh tượng cười ra nước mắt!
Ngày hôm sau, bọn quan kéo rốc nhau đến kiện với Chúa, mặt tên nào cũng méo xẹo. Chúa đích thân đứng ra xử vụ kiện tai quái này. Lập tức, Quỳnh bị gọi tới đối chất với các quan trường. Họ nhất nhất xin vua trị tội Quỳnh thật nặng để rửa nhục cho mình.
Trước mặt Chúa, Quỳnh bào chữa:
- Bẩm hoàng thượng, thần quả không biết gì về việc quan trường đào lấy ống quyển mà thần đã chôn vì lỡ phóng uế vào trong. Trước đó, thần đã bảo là cái thứ văn chương trong ấy thối lắm, xin quan chớ xem. Ông ta một mực bảo thối cũng cứ xem vì còn thơm hơn vạn người khác. Sau đó, ông ta tự sai người đào lên lúc nào, thần làm sao biết được!
Trước lý lẽ đó, các quan trường cứng họng, không còn biết đối chất ra sao. Bí quá , quan đốc thị bèn cáo:
-Khải Chúa, không phải Quỳnh chôn văn. Chính hắn đã đem chôn ống quyển chứa toàn thứ dơ bẩn và châu chấu đấy ạ!
Quỳnh biết bọn chúng đã tẩy rửa cái ống quyển kia rồi mới mang theo, bèn dõng dạc thưa:
- Khải tấu Hoàng thượng, quan thị nói thế là vu oan cho thần đấy ạ!
Chúa truyền cho đem ống quyển ra thì thấy đúng là một ống quyển sạch sẽ. Không có gì buộc tội được Quỳnh, Chúa đành sử hoà.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Chọi Gà Sống Thiến

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Chọi Gà Sống Thiến


Cuộc thi gà chọi được tổ chức tại sân nhà của Quỳnh. Ngay trận đầu tiên, người ta đã chứng kiến một cảnh tượng buồn cười vì con gà của Quỳnh chả có thủ thế hoặc lừa miếng gì cả, nó cứ nhằm đối thủ mà nhào vô mổ lia lịa, y nư những con gà bình thường đánh nhau vậy. Những người coi vốn ghét bọn hoạn quan vô lại, thấy vậy thích quá, reo hò kịch liệt, hoan hô ầm ỹ. Nhưng chỉ một lúc sau, con gà chọi loại chuyên nghiệp kia phản đòn, nó đâm một phát cựa trúng ngay ức con gà của Quỳnh. Chú gà đó giẫy đành đạch, chết tuốt. Chúa thấy thế cười khoái trá, còn những người đến xem thì chán nản bỏ về hết. Bọn quan hoạn được một phen reo hò đắc thắng, một tên đến bên Quỳnh bảo:
- Thế mà nghe tin đồn gà của trạng mấy lần chọi thắng cả gà của sứ Tàu. Quả là láo phét!
Quỳnh làm bộ buồn rầu nói:
- Có thế thật đấy chứ. Nhưng từ ngày tôi mang thiến nó đi thì nó đâm ra tệ hại như thế này, nghĩ chết cũng đáng đời nó lắm! Bấy giờ, cả Chúa và lũ hoạn quan mới vỡ lẽ ra là đã bị Quỳnh chơi xỏ, đem gà trống thiến ra đấu với gà chọi chuyên nghiệp. Thế là cả vua, quan cùng chẳng ai bảo ai, tìm cách rút lui cho nhanh. Quỳnh vẫn cứ đứng đó than vãn, trước còn khe khẽ, sau cang lúc vật mình vật mẩy la lớn. Thấy bọn hoạn quan ra về kèn không chống, Quỳng đi theo, tay vẫn ôm khư khư con gà chết và khóc rống lên:
- Khốn nạn cho cái thân mày chưa, gà ơi là gà. Mày đã bị thiến rồi mà còn đua đòi làm gì, tao bảo bao nhiêu lần rồi không nghe, cứ ngứa nghề tranh chọi, hu hu…Bây giờ mày có chết nhục nhã như thế này cũng đáng đời lắm, chỉ khổ cho tao đã tốn cơm, phí thóc nuôi mày, gà ơi là gà...!
Bọn hoạn quan biết Quỳnh chửi xéo, chúng tức muốn điên nhưng không làm sao được, cứ cắm đầu mà đi. Nhưng Quỳnh có tha đâu, cứ lẽo đẽo đi theo đến tận cửa nhà chúng. Mấy quan thị nhà ta chịu hết xiết, đóng chặt cửa lại nhưng vẫn không thoát, tiếng chửi mỉa của Quỳnh vẫn cứ nghe lồng lộng.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Quyển Sách Quý

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Quyển Sách Quý


Một hôm, Quỳnh quắp nách một quyển sách rất đẹp, đi lơn tơn qua các hành lang, mặt vẻ nghiêm trọng rồi lại giấu giấu, giếm giếm… Tên hoạn quan kia đang rình mò Quỳnh, thấy vậy sinh nghi, bèn chạy theo níu áo đòi mượn sách xem. Hai bên giằng co một hồi thì tên quan giật được. Hắn lật từng trang, chỉ thấy toàn giấy trắng, đến trang cuối cùng có chữ, nhưng hắn cố căng mắt ra đọc cũng chả hiểu gì cả. Túng quá, hắn bảo Quỳnh đọc xem là gì, Quỳnh lại ra vẻ quan trọng bảo:
- Ðọc ở đây thật không tiện, nếu ông muốn nghe, xin mời đến nhà cho kín đáo. Về nhà, Quỳnh liền đọc cho tên quan kia nghe những đIều ghi trong trang sách ấy, đó là "Chúa vị thần viết, vi cốt tứ dịch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát." Xong, Quỳnh lại diễn Nôm cho tên quan kia nghe, nghĩa câu đó là: "Chúa hỏi thần rằng làm xương cho sáo. Thị thần quì mà tâu rằng tôi may ngón tóc." Nghe xong, quan hoạn cứ ngớ người ra chẳng hiểu mô tê gì cả, lại gãi đầu gãi tai nhờ Quỳnh giải thích. Quỳnh làm bộ ngó trước ngó sau rồi nói khẽ:
- Ông nghe thì không sao, nhưng nếu Chúa mà biết thì cầm chắc cái chết!
Tên hoạn quan thề rối rít:
- Không sao, chỉ có mình tôi biết thôi mà. Nếu có điều hệ trọng, ai lại đi tâu với chúa…
Quỳnh mỉm cười, giải thích:
- Nghĩa của nó là như thế này: Chúa hỏi thần rằng làm sao cho sướng? Thị thần quì mà tâu rằng tôi móc ngón tay! (Thị thần tức là hoạn quan )
Tên kia nghe xong, mặt đỏ tía tai, phùng mang trợn má lên hét:
- Thế ra lâu nay nhà ngươi tàng trữ sách chế giễu Chúa, lại còn thoá mạ những bầy tôi trung thành của Chúa. Hay lắm, rồi ngươi sẽ biết tay ta!
Ðợi hắn đi khỏi, Quỳnh liền tháo bỏ cuốn sách, lấy trang giấy vừa rồi đem đốt, thay vào đó là một trang giấy mới rồi hí hoáy viết vào một câu khác.
Quả nhiên sáng hôm sau, Quỳnh được lệnh vào chầu Chúa. Vừa thấy Quỳnh, Chúa hỏi ngay:
- Nghe nói khanh có quyển sách lạ, ta muốn xem!
- Tâu, quyển sách ấy của thần thật không có gì là lạ cả vì nó ghi những điều nhảm nhí bậy bạ. Xin Chúa đừng xem!
Nghe Quỳnh nói, Chúa lại càng chắc rằng điều mà tên hoạn quan ton hót với mình là đúng bèn phán:
- Nhà ngươi viết những gì trong sách mà không dám cho ta xem. Nếu không có gì phạm thượng thì cứ lấy đưa ta xem!
Quỳnh cứ một mực tâu là sách chẳng đáng xem, Chúa lại càng ngờ hơn, sau cùng thì sai lính áp giải Quỳnh về tận nhà lấy sách đem vào cho Chúa xem. Khi có sách ,vua giở mãi đến trang cuối mới thấy một câu: Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châu.
Theo lệnh chúa, Quỳnh xướng đọc và diễn nghĩa từng đoạn như thế này : "Ngã tư thế sự," là ta nghĩ về dự thế, "Tư viết," là nghĩ rằng, "tả,tô, chấn," là mình phải tả, tô điểm thêm, làm cho hưng chấn thêm, " tân thịnh nền " là đẹp vô cùng , "Xái châu," là châu báu cũng không sánh kịp.
Nghe xong Chúa cười phào nhẹ nhõm: đúng là chẳng có gì đáng nghe cả, chỉ là một câu lằng nhằng về ý tứ, nhưng Chúa lại cho rằng Quỳnh có ý khen tặng ngài là bậc anh minh, bèn thưởng mười nén bạc cho Quỳnh!
Thấy không làm gì được Quỳnh, chiều hôm ấy, tên hoạn quan mò tới nhà Quỳnh, vỗ về :
- Trạng đừng trách tôi đã ton hót với Chúa nhé. Vì nếu không thế thì sao Chúa biết đến sách quý của trạng và được thưởng hậu thế!
Quỳnh chẳng nói chẳng rằng, mở tủ lấy quyển sách kia ra để trên bàn và nói:
- Ai lại trách ông làm gì. Có điều ông không biết rằng chính cái câu tôi viết trong sách không phải để đọc cho Chúa nghe mà để dành riêng cho ông đấy!
Trong khi tên hoạn quan còn ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì thì Quỳnh đã chỉ vào sách , đọc :
- "Ngã tư thế sự," là tao nghĩ cái trò đời, "tư viết," là nghĩ rằng, "tả tô chấn," là tổ cha hắn, "tân thịnh nền," là tên lịnh thần, "giai khống,là "không dái" "xái châu," là xấu chơi ! Cả câu đọc lái sẽ la..., ông đã thông chưa nào ?
Tên hoạn quan nghe xong thì giận bầm gan tím ruột, cay đắng cõi lòng nhưng cứng họng không thốt ra được lời nào, lẳng lặng rút lui.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ông Nọ, Bà Kia

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ông Nọ, Bà Kia


Một hôm, Quỳnh ở kinh đô về thăm nhà, nghe kể về bọn ấy, liền sai gia nhân gọi bọn vô công dồi nghề đó đến, bảo:
- Ta đang có thời cơ giúp được các ông trở thành ông nọ bà kia đấy. Nếu muốn thì mau mau về thu xếp chập tối lại đây cùng ta đánh chén rồi sáng mai cùng chẩy kinh luôn thể.
Cả bọn mừng quýnh, lậy lấy lậy để rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Chúng cứ tưởng rằng mình như đã là "ông nọ bà kia" rồ nên vừa bước chân vào nhà, có kẻ đã la toáng với vợ:
- Còn đứng đó nhìn cái gì hả? Có mau vào thu xếp đồ đạc cho tôi đi hầu quan trên không nào!
Mấy mụ vợ biết chuyện, cũng thấy sướng rơn trong bụng y như thể đã là các bà lớn rồi vậy. Vội vàng xếp khăn áo cho các ông lên đường vào kinh đô mà chộp lấy cái thời cơ bằng vàng này!
Chỉ một lúc sau, bọn chúng đã tề tựu tại nhà Quỳnh với đầy đủ khăn gói, hành trang. Chẳng ai bảo ai, cả bọn giành phần nhau nấu nướng bầy tiệc. Ðến khi trời vừa tối thì mâm bàn cũng xong. Ôi thôi, biết bao là món ngon vật lạ bầy đầy bàn, mâm nào mâm nấy ú ụ. Sau đó cả bọn ngồi vào đánh chén, rượu rót tràn lan, tất cả đều vui mừng phấn chấn vì sắp trở nên ông nọ bà kia. Ðến gần khuya thì cả bọn say khướt, có tên say mềm nhũn cả người ra, nằm la liệt như chết rồi, lúc ấy, Quỳnh bèn sai gia nhân cõng tên nọ về nhà tên kia. Trời tối om om, chập chà chập choạng, các bà vợ không để ý gì cả, luôn mồm mắng nhiếc anh chàng say mà cứ tưởng là chồng mình "sướng đời chưa!", rồi ôm thốc vào buồng mà lục đục cả đêm!
Sáng hôm sau thì thật là toá hoả! Cả bọn đều té ngửa và ôm đầu kêu trời, nhất là mấy bà thì thiếu điều đào đất mà chui xuống cho đỡ xấu hổ.
Việc đến tai Quỳnh ,Quỳnh cười bảo:
- Thì tôi đã giúp cho thành "Ông nọ, bà kia," rồi còn gì nữa.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Làm Thơ Xin Ăn

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Làm Thơ Xin Ăn


Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.
Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.
Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:
- Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!
Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:
- Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!
Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:
Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua
Nắng cực cho nên phải mất mùa
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị
Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.
Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.
Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Hũ Tương Ðại Phong

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Hũ Tương Ðại Phong


- Trên đời này có bao nhiêu thứ của ngon vật lạ ta đã đều ăn qua, nhưng chả lẽ chỉ có bấy nhiêu là hết rồi hay sao? Có còn thứ gì ngon mà lạ hơn không nhỉ?
- Có một món cực ngon gọi là mầm đá, chẳng hay bệ hạ đã nếm qua chưa ạ?
Vua bảo rằng cái tên món ăn nghe lạ và mình cũng lần được ăn, xong lại bảo muốn thưởng thức món ấy ngay. Quỳnh thưa:
- Món ăn ngon tất phải cực, nấu món đó rất công phu và tốn nhiều thời gian …
Vua nói :
- Ta muốn ăn vật lạ, lại rảnh rang không biết làm gì cho hết ngày, lo gì không đợi được. Trạng nhớ mau mau làm món ấy cho ta ăn thử nhé!
Hai hôm sau, Quỳnh cho gia nhân mang thiếp vào cung mời vua ngự giá đến nhà mình thưởng thức món mầm đá. Vua lật đật đi ngay.
Ðến nhà, vua thấy Quỳnh lăng xăng chạy tới chạy lui trong bếp, mồ hôi cha mồ hôi con cứ tươm ra như tắm. Thấy thế, vua lại càng nôn nóng, giục Quỳnh nấu mau mau cho mình hưởng cái món độc đáo ấy.
Ðến quá trưa, Quỳnh vẫn cứ lăng xăng dưới bếp, chả thấy nói năng gì đến thức ăn được hay chưa cả. Vua đói bụng lắm rồi, bèn gắt:
- Cái món quái quỷ gì mà nấu lâu thế? Ta không đợi được nữa rồi đây này!
Quỳnh ra vẻ mệt mỏi, tâu:
- Xin bệ hạ đợi cho chút nữa, sắp xong rồi ạ…
Ðúng là không biết phải làm sao tốt hơn là đợi nên vua đành bấm bụng, tiếp tục đợi. Khốn thay, cho tới sẩm tối Quỳnh vẫn cứ bảo là chưa được. Vua đói quá bèn nói :
- Không thể đợi được nữa! Trong nhà có thức gì khác cứ dọn lên cho ta ăn qua loa một miếng đi!
Quỳnh vâng dạ rồi sai gia nhân dọn cơm lên phản cho vua xơi. Vua nhìn thấy mâm cơm rõ là xoàng xĩnh: chỉ có vỏn vẹn đãi rau luộc! Trong mâm có cái hũ sành nhưng vua chả biết đó là cái chết tiệt gì! Lúc chuẩn bị ăn, vua chỉ vào cái hũ rồi hỏi :
- Trong đây đựng món gì?
- Thưa, đấy là món "đại phong," ạ!
Quỳnh rót một ít cái thứ nước sền sệt gọi là "đại phong" ra chén rồi mời vua chấm rau. Vừa nhai rau trong miệng, vua vừa thốt lên:
- Ngon quá, ngon quá! Nhà Trạng kiếm được cái thứ này ở đâu ra vậy, và tại sao lại gọi nó là đại phong?
Quỳnh thưa:
.- Bẩm, phong là gió, đại là lớn, mà gió lớn thì đổ chùa đấy ạ!
Vua ngẩn ra vì ngạc nhiên. Quỳnh giải thích tiếp:
- Ðổ chùa thì tượng lo, đọc lái lại là lọ tương. Bẩm, quả thực đó chỉ là một lọ tương rất tầm thường mà trong nhà những người nghèo đều có ạ! Sở dĩ Bệ hạ ăn thấy ngon như thế vì lâu nay toàn thưởng thức những sơn hào hải vị nên bây giờ thấy tương đậu cũng ngon, hơn nữa… vì bệ hạ đang đói cồn cào…
Vua đã hiểu ra cái chân lý đơn giản ấy, bèn cười và cám ơn Trạng về bữa ăn ngon miệng rồi lên kiệu trở về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Quả Ðào Trường Thọ

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Quả Ðào Trường Thọ


Vua thấy đào quí, chưa muốn ăn vội, cứ để đó khiến văn võ bá quan nhìn mà thèm đến nhỏ dãi. Nhưng của vua thì chớ ai dám động vào.
Ngày kia, Quỳnh vào chầu, trông thấy mâm đào để trên long án. Quỳnh thản nhiên như không, đưa tay bẻ một trái cắn rau ráu. Các quan trong triều trông thấy sợ hết hồn đễn lỗi không dám nhìn.
Vua biết Quỳnh ngang nhiên ăn đào quí của mình thì giận lắm, nhất định sử Quỳnh tội chết chém vì khi quân phạm thượng. Quỳnh nghe thế vẫn không tỏ ra sợ hãi, chỉ giả đò buồn rầu quì trước mặt nhà vua, tâu:
- Thần mang tội xúc phạm đến bệ hạ, nay có chết cũng là đáng. Tuy nhiên, trước khi Quỳnh này ra đi gặp tổ tiên thì cũng xin có mấy lời muốn tâu, mong bệ hạ cho phép thần nói.
Nhà vua bằng lòng, bảo cứ nói.
Quỳnh thưa:
- Không phải là thần tham ăn đến lỗi vì một đào mà mất mạng, nhưng chính vì tôi trung muốn hầu hạ Chúa thêm vài chục năm nữa nên mới ăn đào quí, chỉ mong sống lâu mà thờ bệ hạ. Không ngờ, đào gọi là trường thọ thật quá đoản thọ, vì mới ăn xong thì cái chết đã đến cận kề. Thưa bệ hạ, thế có phải là loại đào trường thọ, thọ thật hay không ạ? Ai nói thế chính là láo khoét, xin bệ hạ làm tội kẻ đó mới phải!
Vua nghe xong, thấy Quỳnh nói rõ ràng là chí lý, lại e mình ăn vào lỡ cũng đoản thọ thì khốn. Bèn ra lệnh tha ngay cho Quỳnh.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Lệnh Vua Ban

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Lệnh Vua Ban


- Thưa Hoàng Thượng, thần quan sát đã bảy ngày nay, hễ vào giờ này là góc trời phương Nam loé lên một ánh sao thật kỳ lạ. Theo thần biết thì đó là vùng đất xứ Thanh. Ðiều đó chứng tỏ có nhân tài chưa xuất đầu lộ diện, cúi xin Hoàng Thượng cho xuống chiếu chiêu hiền, may ra có người có người tài ra giúp nước nhà.
Vua chấp thuận và ban lệnh cho dân chúng vùng Thanh Hóa - mỗi làng phải nộp cho nhà vua một con trâu đực có chửa, hẹn trong vòng một tháng thì phải nộp đủ, nếu không bị tội.
Nghe tin ấy, dân chúng già trẻ cùng các hương dịch, chức sắc các làng lo mất ăn mất ngủ. Phen này ai cũng chắc mẩm là chết, vì có bao giờ trâu đực lại có chửa! Họa chăng là xuống gặp Diêm Vương mà mượn! Chiều ấy, cha Quỳnh là hương xã trong làng, đi họp về nét mặt nặng trĩu buồn rầu. Quỳnh thấy thế bèn hỏi thì được ông kể lại cho nghe đầu đuôi sự việc oái oăm kia. Nghe xong, Quỳnh cười, thưa với cha:
- Xin cha cho con một ít tiền làm lộ phí đi đường. Con lên kinh lo việc này thì nhất định vua sẽ không làm tội làng ta nữa đâu.
Cha Quỳnh miễn cưỡng bằng lòng. Sáng hôm sau, Quỳnh khăn gói lên đường. Ðến kinh thành, cậu bé nghỉ ngơi ở một quán trọ để đợi cơ hội…
Ngay khi nghe biết tin nhà vua cùng các quan hầu đi dạo cảnh phố phường, Quỳnh nấp dưới một bụi trúc bên đường, ra sức la khóc, gào thét cốt cho nhà vua nghe được. Nghe tiếng con nít khóc vang rân, vua sai lính dẫn đến cho ngài hỏi:
- Bé con kia có việc gì buồn bực sợ hãi mà la om sòm thế?
- Thưa Ðức Vua, con khổ và buồn quá nên bỏ nhà đi, lại định tự vẫn chết cho xong…
- Hãy nói cho ta nghe xem là việc gì nào? Quỳnh giả vờ khóc tức tưởi rồi thưa:
- Con vốn mất mẹ từ lâu, sống thui thủi với bố, muốn có em bé để bồng ẵm cho vui nhưng bảo thế nào bố con vẫn không chịu đẻ cho con một đứa.
Vua nghe xong không chịu nổi cười, vuốt râu bảo:
- Cái thằng ôn con này hay thật! Bố mày là đàn ông thì đẻ cái nỗi gì chứ! Ðúng là dở hơi!
Bấy giờ, Quỳnh tiến sát lại bên kiệu vua mà nói :
- Con không dở hơi đâu ạ, vì chính con nghe bố nói triều đình cũng có chiếu chỉ xuống bắt dân phải nộp mỗi làng một con trâu đực có chửa cơ mà!
Vua nghe xong té ngửa, trong bụng biết ngay đây là người tài, rất ứng với lời tiên đoán của quan thiên văn dạo nào. Lập tức, vua ra lệnh bãi bỏ chiếu chỉ "dở hơi" kia ngay.
Mọi người biết tiếng Quỳnh từ đó.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ðầu to bằng cái bồ

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ðầu to bằng cái bồ


- Chúng bay làm kiệu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.
Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân, mệt thở không ra hơi. Quỳnh thấy thế bảo:
- Ðứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.
Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:
- Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đã ra đấy!
Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền. Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Vay tiền chúa

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Vay tiền chúa


- Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lời.
Nói rồi, khấn đài âm dương: "Sấp thì chia tư, chị cho em vay một phần, ngửa thì chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa thì xin nhất âm nhất dương." Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ý Chúa thì không muốn cho vay, vì biết được là cho vay, Quỳnh sẽ không trả, liền cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng sấp mà cũng chẳng ngửa. Quỳnh thất thế vỗ tay reo:
- Tiền múa Chúa cười, thế là chị bằng lòng cho em vay cả rồi!
Nói xong, vác hết cả tiền về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Trả nợ anh lái đò

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Trả nợ anh lái đò


- Ừ đợi đấy, mai ta trả.
Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong đề một câu: Ð... mẹ thằng nào bảo thằng nào! Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng. Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Ði đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!" Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Ðược mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng:
- Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?
Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Câu đố

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Câu đố


- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho: - Lợn cấn ăn cám tốn
Quỳnh đối ngay:
- Chó khôn chớ cắn càn
Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:
- Trời sinh ông Tú Cát
Quỳnh lại đối:
- Ðất nứt con bọ hung
Ông Tú phải lỡm, tịt mất. Mọt người cười ầm cả lên.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Trả ơn chúa Liễu

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Trả ơn chúa Liễu


- Chúa có lòng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con bò để trả lễ. Xin Chúa nhận cho. Chúa là chị, xin lễ con lớn, còn con nhỏ, em xin đem về khao dân.
Nói rồi, dắt con bò vè. Con bò mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai Chúa đổ lổng chổng, long gẫy cả. Quỳnh cười nói:
- Chị thương em nghèo, trả không lấy, thì em xin đem về vậy.
Nói rồi dắt cả hai mẹ con bò về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Dê đực chửa

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Dê đực chửa


- Xin tư cho tỉnh thần Thanh Hoá sức mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tội.
Trát về đến làng, các cụ kỳ lão lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, ông ta là huynh thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta về phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm. Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:
- Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?
Ông bố đương bực mình liền mắng:
- Việc làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi?
Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghe. Quỳnh nghe xong, thưa:
- Con tưởng việc gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi mua. Không thì mình chịu tội cho cả làng.
Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng: "Ta thử nghe trẻ con xem sao!" mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền về bảo con đi mua. Sáng sớm, hai bố con khăn gói, cơm nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dê. Ðến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố. Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Ðông nằm chực. Ðợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc oà lên. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:
- Sao mày lại chui xuống cống?
Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:
- Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống. - Thế tại sao khóc? - Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc! - Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ. - Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua. Dê đực chửa được thì chắc bố tôi cũng đẻ được.
Vua và các quan đi hộ giá đều bật cười, biết đứa bé này có tài, ứng vào ngôi sao sáng, liền thưởng tiền và tha cho dân làng không phải cống dê đực chửa nữa.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Dòm nhà quan Bảng

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Dòm nhà quan Bảng


- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn
Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ứa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Nhặt bã trầu

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Nhặt bã trầu


- Mày là ai? - Bẩm, tôi là học trò. - Học trò sao lại lẩn thẩn thế? - Bẩm, chúng tôi thấy phương ngôn thường nói: "Miệng kẻ sang có gang có thép!", chúng tôi nhặt xem gang thép như thế nào.
Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét:
- Ðã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đòn!
Quỳnh rụt tè thưa:
- Bẩm quan khó lắm!
Quan lại quở:
- Khó thì khó cũng phải đối! - Bẩm quan con xin đối. - Nói mau!
Quỳnh mới đọc:
- Ðồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
Quan ngồi lặng đi rồi đỏ mặt nói:
- Ừ đối cũng chỉnh, nhưng mà xấc lắm

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Ăn trộm mèo

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Ăn trộm mèo


Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra. Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật! - Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết. - Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe. - Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.

Khuyết Danh - Trạng Quỳnh - Bà Chúa mắc lỡm

Khuyết Danh

Trạng Quỳnh

Bà Chúa mắc lỡm



����� Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:
- Ông làm gì đó?
Quỳnh ngẩng lên thưa:
- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi!
Chúa đỏ mặt tía tai, bỏ đi.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Chỗ rẽ đây phải không?

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Chỗ rẽ đây phải không?


- Ông khách hãy nghỉ lại, chốc nữa lên đường.
Ba Giai hỏi lý do, bà chủ quán cho biết ở cách đây mấy không xa, có một cái cầu cây bắc qua một con kênh nhỏ, cứ giờ này là các cô gái trong làng rủ nhau ra tắm truồng cả lũ. Ba Giai biết vậy, cũng cứ từ giã. Khi ra khỏi quán, Ba Giai lấy khăn bịt mắt lại, giả làm người mù, & lấy một cây gậy. Ðến chỗ gần cầu, Ba Giai vừa đi vừa chống, bước bên này xiên bên kia. Mấy cô đang tắm truồng, nô giỡn dưới kênh, một cô bảo:
- Tội nghiệp ông già mù kia, không khéo qua cầu, ông ấy té xuống đây mất.
Nói rồi, cô ta để cái thân hình phốp pháp trắng nõn, trần như nhộng, đi lên nắm tay Ba Giai.
- Ông già đưa tay tôi dắt qua cầu, không té xuống kênh theo hà bá bây giờ.
- Cám ơn cô thương kẻ mù lòa tàn tật.
Nói đoạn, Ba Giai nắm lấy cổ tay cô để qua cầu. Khi tới đầu cầu bên kia, Ba Giai hỏi:
- Ðã tới chỗ rẽ chưa?
- Chưa, hãy còn ở trên cầu, chứ rẽ đâu mà rẽ.
Một lúc đến chỗ rẽ, cô gái nọ lên tiếng:
- Già ơi là già, chỗ rẽ đây nè!
Tức thì Ba Giai mở choàng mắt ra, tay cầm cây gậy chỉ ngay vào chỗ kín của cô nọ:
- Chỗ rẽ đây phải không? Nàó
Cô kia xấu hổ quá, giằng tay ra chạy, nhảy xuống kênh, la bai bải:
-Chúng bay ơi, cái ông già phải gió giả mù !...
Ðã thế, Ba Giai còn đứng trên bờ kênh gọi xuống:
-Xin cám ơn các cô đã dắt lão qua cầu!
- Thôi đi đi, đồ phải gió, chơi lỡm người ta còn ơn với nghĩa cái gì?...
Ba Giai đi rồi, câu chuyện ấy được đồn đại khắp nơi, & từ đó, trên dònh kênh nọ bóng dáng các cô tắm truồng cũng thưa dần.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Gặp Cô Hàng Mắm Tôm Chợ Ðồng Xuân

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Gặp Cô Hàng Mắm Tôm Chợ Ðồng Xuân


- Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa, nhưng không thể nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một phách, nhất là cô ả hàng mắm tôm.
Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp:
- Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanhđá, thì mình phải có cách trị nó, bà hiền quá chứ vào tay tôi thì...
Bà chủ quán nguýt một cái trả lời:
-Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng mặt bọn chúng, chứ người như ông, chúng nó coi ra gì.
- Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây?
- Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một phòng để ở, & nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền.
- Bà nói chơi hay nói thật?
- Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất & quỷ thần chứng giám.
- Thôi, thế thì được, sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay.
Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái quần "vận", không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm bên lưng quần, ra đi.
Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường, phủi sạch đất, bụi, rồi tới chỗ cô hàng bán mắm tôm ở cửa nam.
- Cô bán cho hai đồng mắm tôm !
Cô hàng bảo:
- Lấy cái gì mà đựng?
Ba Giai chìa miếng lá chuối ra:
- Cô đổ vào đây, tôi đùm lại tạm vậy.
Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc ngay mắm tôm đổ vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách. Xong, ông khách bảo:
- Phiền cô lấy hộ tiền, tôi dắt nơi cạp quần đây này.
Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa tay vào cạp quần lấy tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống ngay. Ba Giai la ầm ĩ:
- Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần tôi ra thế này, "của" tôi cũng như "của" người khác, có gì lạ đâu?
Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại, Ba Giai lại thót bụng, quần lại tụt, & ông lại kêu lên:
- Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như "của" người khác, chẳng có gì lạ mà !
Cứ như thế đến mấy lần, sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước rửa tay cho Ba Giai để ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi.
Lúc ấy, các bạn hàng & người mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, & từ đó cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh đá.
Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một bữa thật say.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Tao Bóp Ngay Ðây Cho Mà Coi

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Tao Bóp Ngay Ðây Cho Mà Coi


- Chim này béo lắm, còn non, mời ông khách mua đi !
Ba Giai thừa dịp tươi cười đáp:
- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?
- Ai mà lại nói dối ông khách.
Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại bảo:
- Cô bắt tôi cặp kia nữa !
Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa, hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống, không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa cho cô hàng:
-Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !
Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi giọng đanh đá:
-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với bóp, hư cả chim người ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...
Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:
- Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua ngoa, mày đã nói thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây cho mày coi.
Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã đưa mạnh hai bàn tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị hay tay mắc giữ mấy cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét, người ta càng đổ đến xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước đám đông trong chợ.
Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:
- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày vỡ sọ ra ...
Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất hút trong đám đông đời nào rồi.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô


Tới chỗ hàng nâu, Ba Giai cứ chọn mấy củ nâu đưa lên đưa xuống, rồi thừa lúc cô hàng ngoảnh đi, Ba Giai ôm bụng ù té chạy.
Cô ả giật mình, ngỡ tên ăn cắp nâu, liền ba chân bốn cẳng chạy theo bắt lại, vừa chạy vừa la:
- Thằng trời đánh thánh vật, trả nâu cho bà đi, không mày chết bỏ cha bây giờ !
Thiên hạ đổ nhào ra xem.
Một lúc, Ba Giai bước thủng thẳng. Cô hàng xấn tới nắm được áo. Ba Giai cũng quay lại nắm áo cô hàng. Người ta tưởng sẽ bắt được một vụ ăn cắp nâu. Nhưng khi cô hàng thét:
- Trả nâu cho tao, thằng khốn nạn !
Ba Giai liền tốc áo dài lên:
- Nâu đâu mà trả? Nè đây, "nâu" này của tôi hay của cô? Bà con làng nước làm chứng cho; "nâu" đây rõ là của tôi, mà con mẹ này nó bảo là của nó, nâu nó đâu phải thứ nâu này !
Cô hàng mặt đỏ gay, biết bị xỏ, toan chạy, nhưng Ba Giai đã nắm chặt lấy áo:
- Con kia, mày dám vu tao ăn cắp nâu giữa chợ, tao phải đưa mày lên quan cho ra chuyện.
Vừa nói, Ba Giai lại vừa kéo áo dài lên, vừa hỏi lặp trở lại:
- Mày thấy nâu này của tao hay của mày?
Cô hàng biết gặp tay bợm xỏ, lại đuối lý, nên chỉ còn nước hạ thấp giọng xuống để lạy van năn nỉxin Ba Giai tha lỗi. Ba Giai tha cho & bảo:
- Từ nay, mày bỏ cái giọng chu ngoa đanh đá đi, không tao còn trở lại đây nữa, thì mày chớ trách tao là ác. Tội nghiệp cô ả lủi thủi về chỗ, mặt mày xanh nhợt như không còn một giọt máu nào.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Giống Mèo Cũng Khôn Ngoan & Lý Sự

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Giống Mèo Cũng Khôn Ngoan & Lý Sự


Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo:
- Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm.
Người buôn mèo không chịu, lý sự:
- Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây.
Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán:
- Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà.
Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậu, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu "ngao", "ngao" rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng:
- Ơi ! Ông chủ ơi ! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không?
Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu:
- Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao.
Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:
- Giống mèo cũng khôn ngoan & lý sự lắm đấy ! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp.
Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát.

Khuyết Danh - Ba Giai - Tú Xuất - Sau Một Ðêm Ngủ Trọ

Khuyết Danh

Ba Giai - Tú Xuất

Sau Một Ðêm Ngủ Trọ


Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:
- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:
- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.
Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.
Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.
Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:
- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?
Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.
Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.
Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.

Azit Nezin - con cái chúng ta giỏi thật - Ba lá thư cuối cùng

Azit Nezin

con cái chúng ta giỏi thật

Ba lá thư cuối cùng


Cuộc thi truyện do trẻ em viết
Istanbun 25.4.1964Zeynep thân mến,
Tôi mới bỏ thư cho bạn hôm qua. Nhưng hôm nay tôi lại viết tiếp lá thư khác để gởi đi ngay. Có lẽ bạn ngạc nhiên phải không. Tôi muốn viết thêm để bàn với bạn một chuyện.
Nếu bạn đồng ý, chúng ta sẽ cùng nhau làm một công việc khá là kỳ thú.
Tôi vừa mới được biết người ta đang tổ chức một cuộc thi truyện do trẻ em sáng tác. Tôi mới nảy ra một ý kiến, hay là ta gởi tất cả những Bức thư chúng ta đã viết đi dự thi. Những lá thư chúng ta gởi cho nhau nếu để theo thứ tự ngày tháng, có lẽ sẽ thành một cuốn truyện hay hay đấy. Tôi đã cất giữ tất cả những lá thư bạn gởi cho tôi. Bạn cũng có lần viết cho tôi rằng bạn đã sắp xếp các Bức thư trong một cặp giấy cơ mà. Bạn nghĩ sao, chúng ta có nên tham gia cuộc thi này không ? Nếu bạn thấy ý kiến của tôi chấp thưận được, bạn hãy gởi gấp cho tôi theo đuờng buu điện "máy bay" tất cả những lá thư của tôi đến đây.
Bởi vì thời hạn chót nộp bản thảo của cuộc thi không còn xa nữa. Chúng ta có rất ít thì giờ, vì thế phải khẩn truơng. Nếu được giải thì đó là thành công chung của hai đứa chúng ta. Chúng mình tham gia với danh nghĩa đồng tác giả nhé!
Nếu bạn thấy không nên tham gia cuộc thi thì bạn cũng viết thư báo ngay cho tôi biết. Tôi còn muốn đề nghị, nếu tham gia cuộc thi bạn cũng đừng nên cho ai biết. Nếu có giải, chúng ta sẽ cho mọi người một bất ngờ thú vị. Không được giải thì chẳng sao cả. Nếu nói lung tung mà không được gì thì quê lắm! Không nói cho ai cả, đây là một bí mật chung của hai đứa mình.
Nóng lòng đợi trả lời của bạn.
Chúc bạn vui khỏe.
Chào thân mến
Acmét
=====================================
Có thể bất tuyệt
Ankara 27.4.1964Bạn Acmét thân mến,
Nhận được thư bạn tôi xin trả lời ngay lập tức. Viết xong lá thư này,tôi sẽ gói tất cả thư của bạn lại và gởi đuờng buu điện "máy bay" đúng như bạn yêu cầu. Như thế có nghĩa là tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của bạn.
Tôi cho rằng ý kiến của bạn rất hay, chúng ta tham gia cuộc thi này là đúng, rất hợp.
Không muốn bạn nhụt chí vì mất hứng, nhưng tôi vẫn phải nói cho bạn biết một điều "Chúng ta có rất ít hi vọng giật giải!" Bạn có biết tại sao không ? Trong các lá thư, chúng ta phê phán người lớn nhiều quá : nào là ba mẹ, nào là thầy cô giáo, v.v... Ôi, thế mà chính họ, những người lớn đó lại sẽ chấm thi, phát giải thưởng. Tôi không dám tin là họ sẽ tặng thưởng cho một truyện chỉ rặt những điều phê phán, kêu ca về họ. Hơn nữa, có khi họ sẽ nói "Mấy đứa trẻ này con cái nhà ai không biết?" Có lẽ họ nổi giận nữa kia ... Lại còn một điều này nữa : Nếu người ta gởi trả tất cả lại nhà, ba mẹ chúng ta sẽ nói gì đây ? Vậy tôi đề nghị chúng ta nên ký những tên khác dưới các Bức thư. Tôi đã chọn được cái tên giả hay hay là Zeynep, bạn hãy suy nghĩ và tự chọn cho mình một cái tên nhé!
Tôi không có ý bàn lui rằng chúng ta không nên tham dự cuộc thi. Nhưng khó mà tin là các Bức thư chúng ta đã viết gom góp lại với nhau lại giống một cuốn truyện. Nhưng ... thôi cứ gởi đi bạn ạ! Lỡ chúng ta không được giải thì sao ? ... ừ, mà không được giải cũng đâu có sao, chúng ta đâu có mất mát gì?
Nhận được lá thư mới nhất của bạn, tôi đã thử đọc lại một vài Bức thư Trước. Theo tôi, có lẽ bọn mình đã đi hơi xa trong việc phê phán người lớn. Bạn đã viết đủ thứ chuyện ... Còn tôi không biết chuyện huyên thưyên những của quỷ gì ? Khi để lẫn lộn những lá thư đó với nhau, mẹ ơi, chẳng hiểu nó sẽ thành cái chi ? Nói một cách công bằng, đàng hoàng ra thì chúng ta cũng có hơi phóng đại một số sự việc ... Ban giám khảo mà toàn là trẻ con chứ không phải người lớn thì tôi tin chắc truyện của chúng ta sẽ giật giải nhất đấy. Nhưng làm gì có chuyện đó được! Dù sao, tôi thấy chúng ta vẫn có chút ít hi vọng. Chắc bạn cũng biết những truyện viết cho trẻ em từ Trước tới nay nói gì chứ? Nhiều chuyện đã được trích ra để trẻ em học trong sách giáo khoa ấy : Nào là kể về một học sinh nghèo vừa kiếm sống vừa đi học, nào là chuyện phiêu luu mạo hiểm của một số trẻ em, nào là chuyện một học sinh chăm chỉ, v.v... Toàn là những bài học luân lý, nhiều khi quá lộ liễu chứ đâu phải là những cuốn truyện hấp dẫn. Cái truyện của chúng mình mà bạn định gởi đi chẳng giống truyện nào trước đây cả. Đó, bạn thấy không, hi vọng của chúng ta chính là điều ấy.
Nếu "công trình" của chúng ta mà giật giải thì thật là tuyệt diệu! Một ngày nào đó, khi lớn lên và trở thành cha của vài đứa trẻ, bạn có thể hãnh diện khoe với chúng rằng bạn đã từng đoạt giải nhất văn học.
Dù sao bạn cũng đừng gởi lá thư cuối này của tôi cùng với những lá thư khác nhé!
Tôi không có ý định an ủi bạn. Nhưng nếu chúng mình không được giải thì đâu có gì là quan trọng. Bạn từng viết là bạn uớc mơ trở thành nhà văn cơ mà. Đến lúc đó bạn sẽ dùng các lá thư này thành một cuốn sách chả hơn u ? Như thế có khi còn tốt hơn ấy chứ, chỉ có điều chúng ta sẽ phải đợi hơi lâu một chút.
Chúc cho ý tuởng của chúng ta thành công.
Chân thành chúc bạn sức khỏe và học giỏi.
Gởi lời chào các bạn cũ và đợi thư của bạn.
Zeynep
====================================
Thư của tác giả gởi các em
Các em thân mến
Không, không chỉ "Các em thân mến", mà "Các con yêu quý của tôi". Tôi yêu tất cả các con như chính những con tôi. Như mọi thứ tình yêu khác, trong tình yêu này chúng ta cũng có một chút vị kỷ. Vì những người lớn tuổi như chúng tôi luôn tin rằng sẽ sống cùng với các con mãi mãi. Tôi không chỉ yêu những đứa con của tôi, những đứa bé Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi yêu tất cả, tất cả các trẻ em người Mỹ, người Nga, hay Đức, Trung quốc, người ấn độ, Việt Nam, v.v... Nghĩa là tôi yêu mọi trẻ em trên trái đất, không phân biệt các con Âu hay á, da trắng hay da màu. Tôi định giải thích một điều mà có lẽ một số em đã biết. Các em rất dễ dàng hiểu rằng những Bức thư trong quyển sách này không phải do hai em Zeynep và Acmét viết ra, mà chúng tôi đã tuởng tuợng ra các Bức thư đó và các tác giả của chúng. Tôi đã đặt tên cho cả Amét lẫn cô bé Zeynep. Chắc các em cũng biết rằng hai học sinh lớp Năm không thể viết cho nhau những Bức thư dài và nhiều như vậy trong một năm học. Nếu có hai đứa trẻ viết thư cho nhau, thế nào các em ấy cũng có những lỗi chính tả và văn phạm. Nhưng tôi chắc rằng nếu tự các em viết cho nhau thật sự thì các Bức thư sẽ hay hơn nhiều những thư tôi đã nghĩ ra. Bởi vì những điều các em viết sẽ là xác thực, nguyên bản với cuộc sống trẻ thơ và những điều các em nghĩ. Chúng sẽ thật sự độc đáo và đáng tin cậy nhất. Đấy chính là sự khác biệt lớn, khoảng cách xa giữa người lớn và trẻ em. Chính các em khi nào lớn lên, các em cũng lại giống chúng tôi, người lớn và các em sẽ xa rời tuổi thơ, xa rời các em lúc này.
Như thế, các em hiểu rằng trong quyển sách này tôi thử làm một việc vô vọng, một việc không bao giờ có được. Nói cách khác, tôi thử đặt mình vào địa vị các em. Rõ ràng đây là một việc rất khó thực hiện được. Bởi vì giữa những người lớn tuổi và trẻ em có một khoảng cách thời gian về tầm suy nghĩ đôi khi tới hàng ngàn hoặc vài ngàn năm. Chính vìthế mà người lớn chúng tôi quên ngay tuổi thơ của mình. Ba, mẹ, anh chị, thầy, cô giáo các em cũng đã quên tuổi thơ của họ rồi.
Sự thật, các Bức thư tôi viết thay Zeynep và Acmét đã được gởi đi dự một cuộc thi tiểu thưyết và chẳng được một giải nào. Cuốn tiểu thưyết này viết dưới dạng những Bức thư, chẳng thế nào đoạt giải được. Bởi vì, những người lớn trong ban giám khảo được chấm thi, đã quên tuổi thơ của họ. Zeynep và Acmét cũng đã để ý đến điều đó.
Cũng như tất cả những bài viết khác cho các em, trong các Bức thư của cuốn sách này, tôi muốn gởi đến các em những lời khuyên nhủ chân thành. Chỉ có điều, tôi đã làm khác những người lớn khác đã làm. Tuy nhiên các em cũng đừng nghĩ rằng trong cuộc sống hàng ngày, tôi đối xử hoàn hảo với các con tôi. Bởi vì chúng tôi cũng đã quên ở một chừng mực nào đó tuổi thơ của bản thân mình ... Ngay cả khi biết rằng mình cu xử không đúng đắn, chúng ta cũng khó mà sửa chữa sai lầm ngay được ...
Trong các bài viết của tôi ở tập sách này, mặc dù luôn coi các em là lớn, có hiểu biết, tôi vẫn phải nghĩ rằng, dù sao các em cũng là trẻ em. Vì thế tôi mới phải giải thích để các em rõ ý tôi muốn nói gì.
Chắc rằng các em sẽ hiểu ý tôi, hiểu tất cả những gì tôi muốn truyền đạt tới các em ...
Tận đáy lòng, tôi chân thành chúc các em học giỏi, các con yêu quý của tôi!
Azit Nexin

Azit Nezin - con cái chúng ta giỏi thật - Bức thư thứ 20

Azit Nezin

con cái chúng ta giỏi thật

Bức thư thứ 20

Ankara 16.3.1964Acmét,
Thành thật xin lỗi bạn vì tôi quá chậm trả lời thư. Tôi đã nhận được thư của bạn từ hôm 8-3 kia, nhưng vì bận tối mắt tối mũi, chuẩn bị cho ngày 26-4 (1) nên tôi chưa viết thư trả lời ngay được. Trong ngày hội này, tôi có rất nhiều việc phải làm. Tôi phải tham gia đến ba, bốn tiết mục trong đêm văn nghệ cơ mà. Thế mà ngoài tập duợt các tiết mục múa, hát ra, tôi vẫn phải bảo đảm việc học tập tốt, vẫn phải học bài, làm bài tập như cũ. Vì vậy tôi chẳng còn chút xíu thời gian rảnh rỗi nào để ngồi viết thư cho bạn nữa. Những điều bạn
viết về Huseyin trong thư Trước làm tôi buồn quá. Tôi đã gởi cho nó một lá thư để nó vui hơn, tất nhiên tôi không đả động tí gì về bạn và những điều bạn viết.
Trong những ngày không viết được thư cho bạn, ở chỗ tôi đã xảy ra bao chuyện thú vị. Tiếc là lúc này tôi không thể kể hết cho bạn được, tôi chỉ xin kể một chuyện gần đây nhất. Đó là chuyện giữa Mentin và ba tôi. Đôi khi cậu em láu lỉnh của tôi cũng hay nói dối ba. Khi vớ được Mentin nói dối, ba tôi giận lắm. Thế nào ba cũng bắt nó đứng nghiêm chỉnh trước mặt ba hàng giờ để nghe giảng bài học luân lý :
- Con trai của ba, con muốn làm gì thì làm, nhưng đừng bao giờ nói dối ba. Trên đời này, một câu nói dối, dù nhỏ nhặt sẽ dẫn tới một lần nói dối khác lớn hơn nữa. Muốn giấu diếm lời nói dối của mình thì bắt buộc lại phải nói dối tệ hại hơn. Để lời nói dối khỏi bị lộ tẩy, người ta càng phải nói và làm những lời, những việc xấu xa hơn ... Cứ như thế mãi, mỗi lời nói dối, tự bản thân nó kéo theo một tội lỗi. Đấy chính vì lẽ đó, ba cấm con không bao giờ được nói dối ba mẹ, nghe không? Con phải hứa từ hôm nay đi nào ...
Ba tôi nói như vậy, nhưng thực tế lại luôn bắt Mentin nói dối, vì chỉ một lỗi nhỏ nhặt của nó, ba tôi cũng quát mắng, la rầy ầm ĩ cả nhà. Mentin muốn tránh mang tội, phải nói dối.
Tất nhiên nhiều khi nó bị ba tôi phát hiện và lại bị rầy la, giảng giải ...
Cách đây ba hôm, vào buổi tối, Mentin hỏi tôi :
- Em phải bịa ra chuyện gì để nói dối ba tối nay cho yên thân đây ?
Chả là mấy ngày hôm trước ba tôi đã giục Mentin đi hớt tóc, vì đầu nó đã quá rậm rạp. Mentin tính ham chơi, nó lúc nào nhớ ra mà đến tiệm hớt tóc đâu. Vì vậy đã mấy ngày mà tóc nó còn dài nguyên, che kín cả tai. Sáng hôm đó, tôi còn nghe thấy ba tôi dặn nó phải lập tức đi đến tiệm hớt tóc :
- Tối nay, khi ba về, dứt khoát là tóc con đã được hớt gọn ghẽ rồi. Nếu không đừng có trách ba !
Tôi khuyên nhủ Mentin đừng có đặt chuyện nói dối :
- Tốt hơn hết em hãy thú thực với ba là em quên có được không ? Nếu em nói dối, thế nào cũng bị lộ.
- Em nói thật thì ba giận, lại mắng em ... Em sẽ bảo ba là em đánh rơi tiền mất rồi ...
- Thì đã có một lần em bảo mất tiền, nhưng ba đã phát hiện ra ngay còn gì.
- Thế thì em sẽ nói là trường bắt đóng tiền để mua một cuốn sách gì đó ...
- Không ổn đâu, tốt nhất em hãy nói thật.
- Không, em sẽ bảo ở tiệm hớt tóc rất đông người và em đã không đến luợt, vì trời tối phải về nhà ...
Cứ thế, Mentin ngồi thử hết câu nói dối này đến câu nói dối khác, nhưng chưa câu nào nó vừa ý lắm, vì nghe vẫn có vẻ không ổn.
Chính buổi tối hôm đó, nhà tôi lại có khách. Hai vợ chồng bác Zaya, bạn của ba tôi, đến chơi nhà. Lẽ ra ba tôi phải có mặt ở nhà từ lâu, nhưng không biết vì sao vẫn chưa thấy bóng dáng. Mẹ tôi muốn giữ khách lại chơi nên xen giữa các câu chuyện hay nói câu :
- Nhà tôi chắc cũng sắp về ...
Nhưng biết bao nhiêu cái "sắp" của mẹ tôi rồi mà ba tôi vẫn chẳng thấy xuất hiện. Mẹ tôi bắt đầu lo lắng thực sự :
- Thật là lạ ! Chưa bao giờ nhà tôi đi làm về trễ thế này. Không hiểu có chuyện gì xảy ra ?
Bây giờ đến luợt vợ chồng bác Zaya an ủi mẹ tôi :
- Chắc chẳng làm sao đâu chị ạ. Có lẽ anh ấy mắc công chuyện gì đó ở sở ...
Nhưng mẹ tôi vẫn không yên tâm :
- Thường thường, khi bận công việc phải về muộn, nhà tôi vẫn báo Trước cho tôi biết.
Tôi và Mentin đói bụng quá phải ăn cơm Trước. Mẹ tôi sốt ruột quá, vẫn tiếp tục đợi ba mà chẳng hề đụng đến một tí thức ăn gì. Đến lúc đã quá muộn, Mentin buồn ngủ híp mắt nên đã đi ngủ. Hai người khách nói hết chuyện và đã quá khuya không tiện ở lại, định chào mẹ tôi để về thì chuông cửa réo vang.
- Trời ! Thế là cuối cùng anh ấy cũng đã về ! - Mẹ tôi reo lên nhẹ nhõm và định chạy ra mở cửa. Bác Zaya ngăn lại và nói nhỏ một cách thú vị :
- Chị để chúng tôi tránh sang phòng bên. Tôi muốn dành cho anh ấy một cú bất ngờ.
Hai người nói xong bèn đi trốn. Mẹ tôi ra mở cửa. Đúng là ba tôi thật. Mẹ tôi ân cần chào đón :
- Sao anh đi đâu mà giờ mới về ? Em lo quá ... Tuởng có chuyện gì. Anh có việc đột xuất à ?
Ba tôi nói tỉnh khô :
- A, đâu có chuyện gì. Được tin Zaya bị bệnh nặng, tôi đến nhà thăm anh ấy ...
Mẹ tôi nói giọng chưa chát :
- Ra thế đấy ! Nhưng anh về trễ quá, ở làm gì lâu vậy ?
- Trời, anh ấy bệnh nặng quá. Khốn khổ cho anh ấy, đang khỏe thế mà mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy làm sao tôi đến rồi đứng lên về ngay được, còn hỏi thăm này nọ, còn an ủi cho anh ấy vui lên ...
- Khổ quá ! Anh ấy bị nặng thế kia u ?
Ba tôi đang kể tràng giang đại hải về bệnh tình rất nặng của bác Zaya thì chợt vợ chồng bác ấy cuời phá lên và xuất hiện trong phòng. Ba tôi ngây người ra như bị trời trồng :
- Uả, anh chị ở đây à ?
- Chúng tôi tính để dành cho anh một sự bất ngờ.
Mẹ tôi mỉm cuời đầy ý nghĩa :
- Thật là một sự bất ngờ đích đáng!
Ba tôi không nói thêm câu gì, guợng gạo chuyển sang hỏi thăm vợ chồng bác Zaya. Cả nhà ngồi vào bàn ăn. Ba tôi hỏi với vẻ quan tâm đặc biệt :
- Mentin đã đi ngủ rồi à ?
- Ba biết không, nó đã mệt lử vì phải ngồi suy nghĩ cách nói dối ba ... Nó đi ngủ mà còn thấp thỏm, lo lắng vì chưa tìm được câu nói dối thích hợp, đó ba. Không biết nó đã nghĩ ra câu nói dối ba chưa ? ...
Ba tôi điên tiết, mắng át đi không cho tôi nói tiếp :
- Tốt hơn là con hãy đi ngủ. Để kệ nó với ba. Con không thấy là đã quá khuya rồi sao ?
Thế là lần này Mentin thoát nạn. Sáng hôm sau, không thấy ba tôi đả động gì đến chuyện hớt tóc của nó nữa ...
Tôi dừng lời, chúc bạn những điều tốt lành nhất.
Acmét, rất mong thư của bạn!
Bạn rất thânZeynep(1) Ngày 26-4 ở Thổ Nhĩ Kỳ được xem là "Ngày toàn quốc bảo vệ thiếu nhi", hay gọi tắt là "Ngày Thiếu Nhi".

Azit Nezin - con cái chúng ta giỏi thật - Bức thư thứ 19

Azit Nezin

con cái chúng ta giỏi thật

Bức thư thứ 19

Istanbun 26.2.1964Zeynep thân mến,
Cám ơn bạn đã gởi cho tôi tấm ảnh. Hồi này Mentin trông lớn hẳn ra, có vẻ đàng hoàng lắm.
Tôi rất thông cảm về những chuyện đã xảy ra với bạn trong tuần qua. Rõ ràng là muốn giúp bạn lại thành ra mang tội. Dù vẫn thương hại Murat nhưng tôi cũng bực với nó.
Bạn còn nhớ Huseyin không ? Với nó cũng có những chuyện dở khóc dở cuời. Nó cũng làm nhiều bạn trong lớp tôi buồn cuời như Murat của các bạn. Tuy nhiên Huseyin không đổ lỗi của mình cho ai cả. Bạn cũng đã từng biết nó đấy, đó là một đứa bạn tốt. Trong một lá thư tôi đã có lần kể rằng Huseyin, thà chịu đau một mình chứ không thưa thầy để tố cáo đứa bạn xô đẩy làm nó ngã từ trên ngọn cây xuống.
Khi Trước còn ở Istanbun, bạn đã đến nhà Huseyin chơi chưa ? Gia đình nó sống ở một khu ngoại ô nhỏ và khá tồi tệ. Mà ngay cả khi chưa đến nhà nó, chắc bạn cũng thấy nó là một đứa trẻ con nhà nghèo.
Lâu lâu tôi cũng có đến nhà nó chơi và vì thế tôi biết khá rõ về hoàn cảnh gia đình sa sút mà nó đang phải chịu đựng. Nhà Huseyin có tới bảy người mà tất cả phải sống chen chúc trong một căn phòng nhỏ xíu. Hoặc vì nhà cửa quá chật chội, hoặc vì tiền nong kiếm được quá hạn chế, trong nhà nó ít khi có sự hòa thưận, vui vẻ. Từ khi hai đứa kết bạn với nhau, Huseyin hay kể những chuyện cãi vã, xích mích thường xuyên trong gia đình nó cho tôi nghe. Tôi cũng sẵn lòng chia sẻ những nỗi buồn khổ với nó. Đôi lúc tôi còn phải khuyên giải, động viên nó vuợt qua những khó khăn vật chất và tinh thần.
Buổi sáng đến trường mà thấy mắt nó đỏ mọng là tôi biết ngay cả đêm trước nó đã khóc rất nhiều. Thường ít khi tôi thấy nó cuời đùa vui vẻ, mà nó hay có vẻ buồn và suy nghĩ.
Gần đây, một buổi sáng, tôi lại thấy nó đến trường, mắt còn đỏ hoe. Để mọi người khỏi thấy nó đã khóc, Huseyin len lén đến thẳng chỗ ngồi và chẳng chuyện trò gì với ai. Ngay tôi cũng chẳng kịp hỏi nó câu nào, chuông báo bắt đầu giờ học đã điểm.
Hôm đó trong giờ học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, thầy giáo giảng cho chúng tôi về "Các biến cách của danh từ". Thầy giáo hỏi cả lớp danh từ gồm có các cách gì. Chúng tôi đồng thanh đọc thật to : "Danh cách, tặng cách, thưộc cách, đối cách, xung cách".
Sau đó thầy gọi Đemir đứng dậy đọc một câu chuyện ngắn nhan đề "Ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng". Có lẽ bạn cũng biết câu chuyện này, nó ở trong sách tập đọc ấy ... Trong khu rừng kia có một gia đình nghèo khổ, sống qua ngày đoạn tháng. Họ có một cô gái nhỏ, lúc nào cũng muốn trở nên giàu có. Hàng ngày ngắm nhìn về phuơng xa, cô bé thấy một ngôi nhà xinh xắn. Buổi chiều về, những cánh cửa sổ của ngôi nhà phía xa sáng lên một màu vàng rực rỡ, rất đẹp. Cô bé nhà nghèo thường ao uớc được đến tận nơi xem ngôi nhà có cửa sổ làm bằng vàng ấy. Một hôm cô bé quyết định trốn nhà đi xem cho biết. Cô ta đi, đi mãi và đến tận tối mịt mới đến được ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng. Quá mệt mỏi vì chặng đuờng dài, khi đến nơi, cô bé ngủ thiếp đi chẳng kịp xem ngôi nhà kỳ lạ ấy. Sáng hôm sau, khi cô bé tỉnh dậy nhìn về phuơng đông, cô lại thấy một ngôi nhà khác có những cánh cửa sổ ánh lên vàng chói. Dưới ánh bình minh, ngôi nhà phía xa thật rực rỡ, đẹp vô cùng, còn ngôi nhà chỗ cô đang đứng rất bình thường như trăm ngàn các ngôi nhà khác, chẳng có tí vàng nào. Cô đã hiểu ra rằng các tia nắng mặt trời chiếu vào kính cửa sổ làm chúng ánh lên như vàng. Ngôi nhà ở phía mặt trời mọc chính là ngôi nhà của gia đình cô ....
Sau khi Đemir đọc xong câu truyện, thầy hỏi chúng tôi :
- Câu truyện có ý nghĩa như thế nào ?
Không ai trả lời nên chính thầy giải thích :
- Mỗi người chúng ta nên vừa lòng với những gì mà mình đang có. Trong cuộc sống, nhiều khi ta hành động giống như cô bé trong truyện ... Như thế gọi là "đứng núi này trông núi nọ". Nhưng chỉ có sau khi xa cách một cái gì đó từng thân thích với ta, rồi ta mới biết giá trị thật sự của nó, lúc bấy giờ ta mới biết đánh giá nó. Như vậy, đẹp hơn hết thảy vẫn là ngôi nhà yêu quý của ta!
Tiếp đó thầy đọc một câu trong truyện có danh từ "nhà" và bắt đầu hỏi về ngữ pháp :
- Em Huseyin, danh từ "nhà" trong câu này thế nào ?
Huseyin từ đầu giờ học vẫn ngồi yên lặng ở bàn cuối lớp, chìm đắm trong đau khổ riêng.
Bị gọi bất ngờ, nó bối rối đứng dậy, ngơ ngác chẳng biết nói gì. Thầy giáo nhắc lại câu hỏi:
- Tôi hỏi em "nhà" ra sao ?
Cậu bé tuởng thầy giáo quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của mình, trả lời mà nước mắt rưng rưng :
- Thưa thầy, không tốt lắm ạ ...
Thầy giáo chưa hiểu ý nó, vẫn vặn hỏi về ngữ pháp :
- Thầy hỏi em "nhà" ra sao ? Nó ở trong tình trạng nào (1) ? Hãy nói cho thầy rõ. Huseyin vẫn tiếp tục nghĩ là thầy quan tâm đến nó, nhưng có lẽ nó không muốn nói về tình cảnh nhà túng bấn trước cả lớp, vì thế giọng nó như muốn khóc :
- Tình trạng nhà không tốt lắm ạ, thưa thầy không tốt tí nào.
Thầy giáo vẫn cố gắng hỏi tiếp :
- Tình trạng nào mà không tốt ? Em nói rõ ra xem nào.
- Ở nhà em chẳng có lúc nào tốt ạ ... Mà ngày hôm nay thì lại càng tồi tệ, càng xấu hơn ...
Chắc chỉ có mình tôi hiểu ý Huseyin muốn nói gì. Các bạn khác tuởng Huseyin nói lộn nên chúng nó cuời.
- Tại sao không tốt hả em ?
Huseyin không làm sao được, đành nói lộ ra tí chút :
- Bởi vì ... bởi vì ... - giọng nó rung rung, khó khăn lắm nó mới nói thêm - bởi vì chủ nhà đuổi cả nhà em ra ngoài đuờng ... bởi vì ba mẹ em không còn gì để trả tiền thưê nhà nữa ...
Trong lớp chả biết có đứa nào đó cuời lên hô hố. Huseyin bối rối ngồi xuống, nó lấy hai tay ôm đầu buồn bã. Từ "nhà" mà thầy hỏi nằm ở trong câu "Khi cô bé nhìn thấy ngôi nhà với các cửa sổ vàng ..."
- Đemir, em nói xem "nhà" trong câu này ở cách nào ?
- Thưa thầy, thưộc cách ạ.
Thầy lại quay về phía Huseyin hỏi :
- "Nhà" ở cách nào, Huseyin ?
Có lẽ vẫn bị cảnh nhà ám ảnh nên nó trả lời :
- Có thể sẽ tốt ạ.
Cả lớp cuời rộ lên. Vô tình thầy giáo tôi lại đổ dầu vào lửa :
- Em nói xem "nhà" ở đây có thể có mấy cách, nào ?
- Thưa đôi khi tốt, nhưng lúc khác thì xấu ạ.
Tôi biết là ở nhà Huseyin chẳng có lúc nào có thể cho là tốt cả. Mãi về sau, thầy giáo mới hiểu Huseyin muốn nói về việc gì. Thầy vội vàng nói qua chuyện khác. Rồi cuối cùng ông kết luận :
- Tóm lại, ngôi nhà tốt nhất, đáng yêu nhất vẫn là ngôi nhà của chúng ta, nơi chúng ta sống. Biết giá trị của nó là điều cần thiết với mỗi người.
Khi tan học, trên đuờng về nhà, tôi cố an ủi, khuyến khích Huseyin. Tình trạng của nó thật đáng thương !
Thời tiết Ankara hồi này ra sao hả bạn ? Chỗ chúng tôi ở, trời đã trở nên rất lạnh. Hôm qua đã có một ít tuyết rơi, nhưng những bông tuyết tan khá nhanh nên trời càng giá rét hơn. Tình trạng nhà của chúng tôi hiện nay còn khá tốt. Lò suởi ở phòng khách và phòng tôi không được nóng lắm nên cũng hơi bị lạnh. Tuy thế vẫn còn hơn ...... Nhà bạn thế nào?
Mong thư của bạn.
Bạn không quênAcmét(1) Trong truyện này, tác giả chơi chữ : "caz" vừa có nghĩa là "tình trạng, hoàn cảnh", vừa có nghĩa là "cách" của danh từ về mặt ngữ pháp.

Azit Nezin - con cái chúng ta giỏi thật - Bức thư thứ 18

Azit Nezin

con cái chúng ta giỏi thật

Bức thư thứ 18

Ankara 16.2.1964Acmét thân mến,
Không thể tả hết nỗi vui mừng của tôi khi nhận được bức ảnh lớp cũ bạn gởi cho. Tôi nhận ra được hết bạn bè hồi trước ... Cô bé đứng gần bạn là Mine chứ gì ? Khó nhận ra được vì nó bị Huseyin che khuất gần nửa mặt. Hình như Yasa đã trèo lên vai Chengis thì phải, hai ông tuớng nghịch ngợm quá! Còn Nese theo lệ thường, bao giờ cũng chiếm giữ những chỗ trên hàng đầu ... Trời, tôi thích cái ảnh quá chừng! Xem ảnh mà tuởng như được gặp lại hết bạn bè ở Istanbun. Chỉ có Đemir là tôi không tìm ra, mặc dù đã cố căng mắt ra mà nhìn. Tôi đoán nó vắng mặt hôm chụp ảnh, phải không bạn ? Thầy giáo mới của lớp già hơn tôi vẫn tuởng tuợng qua các lá thư của bạn.
Đáp lại nhiệt tình của bạn, tôi cũng xin gởi tặng bạn một tấm ảnh chụp chung với Mentin theo lá thư này. Đó là ảnh một bác hàng xóm chụp giùm chị em tôi nhân ngày sinh nhật của Mentin.
Mấy ngày nay tôi buồn rầu quá bạn ạ, mà cũng giận mọi người nữa. Chẳng hiểu sao tôi đâm mang tiếng là cóp bài trong giờ kiểm tra. Mà tôi thì chưa hề làm chuyện đó, bạn xem có bực không cơ chứ. Tôi sẽ kể đầu đuôi cho bạn nghe ..
Một hành động rất dễ làm thầy giáo tôi giận dữ là người này "cóp" bài của người kia.
Nhiều lần thầy đã giảng giải cho chúng tôi cái xấu xa của việc làm đó : "Chép bài của người khác là ăn cắp thành quả lao động của bạn mình. Cóp được bài không có nghĩa là thông minh, nhanh trí gì mà ngược lại chính là gian xảo, dối trá đối với thầy, với bạn". Ba tôi cũng thường khuyên răn mấy chị em tôi : "Cóp bài là rất đáng hổ thẹn, hơn nữa đó là việc làm rất xấu xa, không phải lừa dối ai khác, người cóp bài đã lừa dối chính bản thân mình". Phải thú thực những lời khuyên đó rất có tác dụng đối với tôi, giúp tôi khắc phục một số lần cám dỗ nào đó. Cho tới khi ...
Bây giờ bạn hãy nghe tôi kể tiếp chuyện. Có lần tôi đã viết cho bạn là ba tôi có mấy người bạn học cùng lớp, hiện nay là hàng xóm, láng giềng của gia đình tôi. Những lúc rỗi rãi nghỉ ngơi, có dịp gần nhau, tụ tập đông đủ cả mấy người là y như rằng họ nhắc lại những kỷ niệm hồi còn đi học. Những câu chuyện cũ ở trường, ở lớp gây cho ba tôi và các bạn của ông sự thích thú đặc biệt. Trong một buổi tối gần đây, khi ông nội tôi đến chơi nhà, may mắn có đông đủ bạn bè của ba tôi cũng tới chơi. Chuyện này, chuyện khác chán rồi thế nào cũng đến những chuyện những năm còn đi học. Ba của Nurten, các con bé béo tròn như cây bắp cải ấy, hồi tuởng lại chuyện cũ với giọng khoái chí :
- Có lần trong lúc đi thi, chúng mình đã găm được một mảnh giấy có ghi bài giải toán lên lung thầy giáo toán tên là Kentos Sabri nhỉ, các anh còn nhớ không ... Thật là những ngày vui tuyệt diệu! .. - Ông ấy thở dài vẻ luyến tiếc tuổi đến trường.
Vợ của ông ấy cũng có mặt, có vẻ tò mò muốn biết thêm chi tiết, bèn đề nghị:
- Sự thể ra sao, anh kể lại cho mọi người nghe đi ?
- Ông Kentos hồi đó là một giáo viên dạy toán rất nghiêm khắc của chúng tôi. Ông rất tự hào rằng trong giờ của ông, học sinh không bao giờ dám cóp bài. Bởi vì đọc xong đầu đề là ông lập tức đi dạo lòng vòng trong lớp, hết chỗ này đến chỗ kia nhìn học sinh nên không ai có thì giờ mà cóp bài cả. Ông hay nói "Tôi muốn xem mặt cậu nào dám làm việc đó trong giờ toán của tôi". Thế mà trong một kỳ thi toán cuối năm, có một cậu bạn ...
Ba tôi chợt nhớ ra, lớn tiếng xen vào :
- Hình như cậu ta tên là Necđét Marsic phải không ?
- Đúng rồi, cậu ta đấy. Hiện nay Marsic là đại sứ ở Pháp thì phải. Hà, đó là một học sinh thông minh nhanh trí và cũng đầu têu nhiều trò tinh nghịch. Hôm đó chẳng biết làm thế nào mà anh ta đính được mảnh giấy anh đã giải bài toán thi lên lung áo ông thầy giáo nổi tiếng là nghiêm khắc của trường. Học sinh trong lớp vớ được dịp may ấy, chép vội vàng lời giải đến rất đúng lúc ấy. Nhưng ông thầy Sabri lại chẳng chịu đứng yên một chỗ nào, mà cứ đi đi lại lại khắp nơi, thành ra khó mà chép được hoàn chỉnh. Học sinh cũng khá ranh mà, chúng cứ thay nhau giả vờ hỏi thầy mỗi đứa một câu nào đó để giữ chân thầy lại lâu lâu một chút cho đứa khác chép. Riêng tôi rất sốt ruột, vì mãi thầy chẳng đến chỗ tôi gì cả. Tôi liền nghĩ ra một kế nhỏ. Tôi hí hoáy cúi xuống ngăn bàn như đang giở sách cóp bài ... Thầy nhìn thấy ngay hành động đáng nghi của tôi, bèn đến gần và ngồi ngay cạnh đó để theo dõi một lúc khá lâu. Tôi có thừa thì giờ để chép bài toán đã được giải sẵn không thiếu một dấu phẩy ... Người nào chép xong liền nộp bài và ra chơi ngay. Khi chuông báo hết giờ reo lên, cũng là lúc những học sinh cuối cùng nộp bài kiểm thi ...
Khi có một đứa nhắc, chúng tôi mới giật mình nhớ ra là đã quên không gỡ lại mảnh giấy trên lung áo thầy. Còn thầy Sabri thì thư xong các bài thi và mang cả vào phòng nghỉ của các giáo viên không hay biết tí gì. Về sau sự việc bại lộ, nhưng không thể nào tìm ra thủ phạm đã làm trò quỷ quái đó, vì tất cả chúng tôi đã quyết ngậm miệng. Tuy ông Sabri là một người nghiêm khắc, nhưng cả lớp đồng thanh xin lỗi nên cuối cùng ông cũng đã chấp thưận và bài thi đó chúng tôi phải làm lại ...
Một ông khách nhắc lại kỷ niệm khác :
- Các anh hãy nhớ lại xem chúng ta đã làm gì trong các giờ của thầy Kasap Osman ...
Đó là chuyện về một ông giáo dạy sử. Đến giờ kiểm tra viết, ông này cứ ngồi lì trên bàn và dán mắt vào các học sinh, chẳng chịu đọc sách hay làm gì cả. Mắt ông giuơng to như hai ngọn đèn pha ấy, đố anh nào ngồi các bàn đầu bàn dám chép bài. Những học sinh ở các bàn cuối lớp thì lại có thể công khai "cóp" bài bằng cách mở sách để vào lung các bạn ngồi bàn Trước. Điều đó giải thích tại sao các học sinh ngồi cuối lớp hay được điểm tốt về môn sử ...
Đến luợt ba tôi cũng hào hứng tham gia :
- Này, có ai còn nhớ chuyện chúng mình phá phách trong giờ kiểm tra hóa của thầy Natij
Zew không?
- A, chuyện dùng bọ xít (nguyên văn "musa" là một loại côn trùng có cánh cứng to bằng ngón tay cái, không có ở nước ta - ND) để cóp bài chứ gì ? Chẳng ai quên được đâu. -
Mấy người bạn của ba tôi kêu lên.
Thầy Natij Zew có tật cận thị nặng. Dù đã đeo đôi kính rất dày, ông cũng không nhìn rõ những vật cách xa vài mét. Thế nhưng ông lại rất khó tính trong khi cho điểm các bài kiểm tra. Lần thi kiểm tra học kỳ môn hóa năm ấy, có học sinh đã bắt 5, 6 con bọ xít để dành trong một bao diêm mang vào lớp. Sau khi thầy ra đề bài, một học sinh giỏi hóa đã giải hoàn chỉnh bài làm và viết vào các băng giấy rồi buộc vào chân các con bọ. Khi được thả ra, do sức nặng của các băng giấy, các chú bọ xít không bay xa được mà bay chuyền từng đoạn ngắn. Như vậy, hầu như tất cả những ai muốn "cóp" bài đều làm được. Thật là quá dễ dàng cái công việc tóm bắt một chú bọ xít có băng giấy buộc ở chân. Sau khi chép xong, bạn lại thả ra cho người khác chép tiếp. Mọi người đang mải mê làm công việc thích thú ấy thì cửa lớp xịch mở, thầy hiệu truởng vào lớp kiểm tra việc học tập và thi cử của học sinh. Một chú bọ láo toét, không nể nang gì ông hiệu truởng, luợn mấy vòng rồi đậu ngay Trước mặt ông ...
Mentin sốt ruột quá, vội vàng hỏi ba tôi :
- Rồi sao ông hiệu truởng có nói gì không ba ?
Như còn xúc động Trước sự kiện đã xảy ra bao nhiêu năm rồi, ba tôi trả lời :
- Có một học sinh suýt nữa thì bị đuổi vì thầy hiệu truởng bắt được đang chép bài ... khó khăn lắm cậu ta mới được tha thứ, nhưng vẫn bị cảnh cáo ...
Ba tôi nói thêm :
- Cuối cùng anh ta vẫn thoát nạn ... Các anh có biết không, bây giờ anh ta là giáo su đại học đấy.
Một ông khách ý chừng thấy cần lịch sự mời ông nội tôi tham gia câu chuyện nên đã đề nghị :
- Thưa bác, khi bác còn là học sinh, ở trường bác người ta có "cóp" bài không ạ ?
Ông nội tôi nghiêm chỉnh trả lời :
- ồ, là học sinh, ai chẳng có một lần phải chép bài trong đời mình ... - Rồi ông tôi kể cho cả nhà nghe chuyện xảy ra ở kỳ thi vấn đáp môn hóa. Ông tôi nhớ kỳ thi đó thầy giáo cho vào phòng thi lần luợt ba người một để chuẩn bị. Cùng vào với ông nội tôi có một người bạn vốn luời học nên chẳng biết gì cả. Học sinh đó bắt được câu hỏi "Cần bao nhiêu năng luợng để đun sôi bình nước ... lít từ ... oC lên 100oC và bốc hơi ..." Thầy giáo hỏi mãi không được nên cáu, đi đi lại lại trong lớp. Tranh thủ thời khắc đó, ông kia cầu cứu các bạn. Ông tôi đang tính toán giùm thì ông thầy đã mang để lên bàn một bình nước và hỏi :
- Đây, bình này muốn đun lên cần bao nhiêu năng luợng ?
Ông học sinh im như thóc, chẳng nói gì. Tranh thủ lúc thầy quay đi, ông tôi viết vào giấy và giơ lên cho anh bạn "Khoảng một ngựa". Thầy giáo hỏi :
- Tôi hỏi em bình này chứa gì ? Có gì trong này ?
Ông bạn của ông nội tôi trả lời tỉnh bơ :
- Thưa thầy một con ngựa ạ! (1)
Tôi suy nghĩ khá nhiều về các câu chuyện mọi người kể tối hôm đó. Hôm sau, tranh thủ lúc thầy giáo đang vui vẻ, tôi quyết định hỏi cả thầy về chuyện đó. Chúng tôi tập chơi bóng ném ở sân trường, giờ giải lao, thầy cũng ngồi xệp giữa chúng tôi. Tranh thủ dịp may hiếm có, tôi liền hỏi thẳng :
- Thưa thầy, đã có lần nào thầy "cóp" bài chưa ạ?
Bị tôi hỏi bất ngờ, không kịp suy nghĩ thầy nói :
- Có chứ ... à mà quên, lần đó là cả lớp thầy chép bài ... Một anh bạn trong lớp học bài kỹ hơn đã làm xong rất nhanh bài kiểm tra. Khi ra ngoài, anh ta đã viết các câu trả lời lên một tấm bìa cứng lớn và giơ cao lên ngang cửa sổ. Trong lớp mọi người chỉ việc nhìn ra và chép vào giấy. Tuy nhiên phải giữ sao cho thầy giáo không biết được ... - Thầy giáo tôi kể một cách thích thú kỷ niệm ấy.
Hôm sau chúng tôi có bài kiểm tra kiến thức khoa học thường thức.
Ngồi cạnh tôi là Murat ở bên trái và Turkan ở bên phải. Thư Trước tôi đã viết qua cho bạn về Murat. Đó là cậu bạn khi thầy gọi "Em đứng dậy!", nó lại hỏi "Em ấy à ?". Murat học đúp lại từ năm Trước. Bạn cùng học với nó đã lên lớp 7 cả, thế mà nó thì ... Murat không phải là đứa luời biếng nhưng bài vở không chịu vào đầu nó. Bình thường thì nó cũng là một đứa bạn tốt.
Còn Turkan là học sinh khá, có nhiều điểm tốt nhưng chả hiểu sao hôm đó lại không học bài. Thế là cả hai đứa đều đòi tôi viết cho chúng những mẩu giấy ... Tôi bảo chúng nó :
- Viết giấy cho cả hai cậu cũng được nhưng sợ không đủ thời giờ, tốt hơn hết để tớ nhắc miệng.
Các câu hỏi thầy ra cho chúng tôi như sau :
1. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho trẻ em ?
2. Em hãy nói về các bệnh thông thường của trẻ em và cách phòng tránh các bệnh đó.
3. Em hiểu thế nào về tác dụng của các trò chơi và đồ chơi ?
4. Biện pháp roi vọt trong giáo dục có tác dụng không ?
Tối hôm Trước và cả sáng hôm đó tôi đã học bài rất thưộc. Tôi còn nhớ cả số trang có bài học đó nữa kia. Nhìn thấy quyển "Khoa học thường thức" Trước mặt Turkan, tôi liền nhắc cả hai đứa :
- Này, các cậu mở trang 50 ra đi ... Các trang 50, 51, 52 là bài học trả lời các câu hỏi thầy giáo cho đấy.
Tôi bắt đầu làm bài thì nghe Murat hốt hoảng gọi :
- Zeynep, cậu nói dối, ở trang 50 làm gì có ...
- Sao vậy ? - Tôi thì thầm hỏi lại.
- Trang 50 chỉ có bài về rừng nhiệt đới thôi ...
- Thì giở tiếp trang sau đi !
- Mình giở tiếp rồi ... Sau đó là bài nói về các loại than : than đá, than bùn ...
Tôi xem quyển sách Murat thì đâu có phải là "khoa học thường thức". Chẳng hiểu sao nó lại giở quyển "Tìm hiểu thiên nhiên" ra.
- Ơ, đâu phải quyển này. Mở quyển "Khoa học thường thức" ra cơ mà. - Tôi thì thầm bảo nó.
Murat tìm thấy quyển "Khoa học thường thức" và bắt đầu cắm cổ chép, không kịp thở.
Tôi cũng vội làm bài không chú ý gì đến nó nữa. Turkan và Murat làm xong bài và nộp thầy Trước cả tôi. Lúc tôi làm xong và ra ngoài. Murat bảo tôi:
- Cậu biết không ? Sách của tớ không có trang 50, 51, 52.
- Sao lại không ? Dứt khoát là có.
- Tớ thề là không có đâu. Từ trang 48 đã đến trang 63 kia mà.
Nó vào lớp lấy quyển sách của nó đưa cho tôi xem. Tôi giở ra và xem rất kỹ. Đúng thật !
Các bài học thầy kiểm tra không có trong sách của nó. Các trang số 33 đến 48 đã lặp lại hai lần. Đó là lỗi của nhà in, lúc đóng sách ...
Khi đã rõ rồi, tôi tò mò hỏi Murat :
- Nhưng tớ vẫn thấy cậu viết ghê lắm mà. Cậu đã làm gì, hả Murat ?
- Tớ chép hết cả trang 48 chứ còn làm gì nữa. - Nó trả lời tỉnh bơ.
Mấy hôm sau, thầy trả bài và đọc điểm. Tôi và Turkan đều được điểm rất tốt. Sau đó thầy nói :
- Bây giờ tôi sẽ đọc bài làm của Murat cho các em nghe thử. Các em chú ý nhé ! Câu hỏi thứ nhất "Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ em?" Trả lời "Để cho bền, sạch và đẹp lâu, cần phải giặt kỹ và là (ủi) ở nhiệt độ thích hợp, nếu bị dây bẩn".
Không ai nhịn được cuời. Nhưng thầy giáo xua tay :
- Im lặng! Các em nghe tiếp câu khác. Murat trả lời câu hỏi về cách phòng ngừa các bệnh thông thường trẻ em như sau : "Chúng ta phải phơi nắng và chải thường xuyên. Khi đã sạch có thể treo lên mắc áo hoặc bỏ vào trong tủ. Nếu mùa lạnh đã hết, có thể gói lại và bỏ vào trong va li. Trường hợp bị bẩn nhiều quá phải giặt bằng nước nóng với xà phòng và treo lên dây phơi cho khô".
Cả lớp cuời bò ra, nhiều đứa cuời chảy cả nước mắt nước mũi. Murat xấu hổ quá, nó nói như muốn khóc :
- Nhưng ... thưa thầy, em chép trong sách ra cơ mà ...
Thầy giáo rõ ràng đã biết, bảo nó :
- Tôi biết là em chép ở trong sách rồi. Chỉ có điều em đã chép lầm! Câu hỏi ở bài "Chăm sóc trẻ em" thì em lại chép sang bài "Giữ gìn quần áo".
- Thưa thầy, Zeynep bảo em thế ạ.
Thầy giáo nhìn tôi rất ngạc nhiên :
- Thế ra là em nói cho bạn chép sai bài cơ đấy ?
Tôi không thể chối cãi được sự thật :
- Thưa thầy, em chỉ nhắc bạn ấy câu trả lời nằm ở trang nào trong sách thôi ạ.
Xem sách của Murat, thầy giáo hiểu ngay tại sao có sự lầm lẫn. Tuy nhiên ông ấy vẫn không tha cho tôi :
- Tôi bắt buộc phải thông báo cho cha mẹ em về chuyện này ...
Mẹ tôi được mời đến trường để nghe hết sự việc tôi đã làm. Đó là lỗi xúi bạn "cóp" bài trong giờ kiểm tra.
Trời! Thế là suốt buổi tối hôm đó, cả nhà phê phán tôi. Ba tôi mắng gay gắt :
- Xấu hổ, xấu hổ quá con gái ơi ...
May quá, tôi lại được ông nội bênh vực :
- Thôi để yên cho con bé học. Nó có chép bài đâu. Nó chỉ nhắc đứa khác thôi mà. Để cho nó yên nào.
Mẹ tôi chưa chịu :
- Thì cũng vậy cả chứ gì ?
- Nào, nào ... Chúng bay có đứa nào không "cóp" bài khi còn đi học không, hả ? - Ông tôi vặn lại.
Mentin ra vẻ thông minh, nói góp :
- Thì các thầy giáo có bắt được ba mẹ "cóp" đâu.
Thế đấy, tôi biết làm sao được. Tự nhiên bị mang tiếng ... Tôi rất bực. Nhưng tức nhất vẫn bị Mentin trêu chọc : "Ê, xấu hổ quá! Thật đáng hổ thẹn! Cóp bài mà lại để bị tóm ... xấu hổ quá!".
Rất mong thư bạn. Tôi dừng lời chúc bạn khỏe mạnh và học hành tiến bộ.
Zeynep
(1) Tác giả dùng lối chơi chữ ở đây. Người bạn nhắc năng luợng để đun sôi nước là một sức ngựa, anh luời hiểu lầm là một con ngựa .